Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đức tuyên chiến với Hoa Kỳ (1941)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
GHA-WDAS (thảo luận | đóng góp)
n AlphamaEditor, Executed time: 00:00:11.2545526
n →‎Bối cảnh: sửa chính tả 3, replaced: . → ., Thượng Đế → Thượng đế using AWB
Dòng 11:
Trên thực tế, lời tuyên chiến của Hitler đến như một sự cứu trợ tuyệt vời cho Thủ tướng Anh [[Winston Churchill]], người lo sợ về khả năng xảy ra hai cuộc chiến song song không có mối liên kết: Anh và Liên Xô đối đầu Đức tại châu Âu và Hoa Kỳ đối đầu Nhật ở Thái Bình Dương. Với việc lời tuyên chiến chống lại Hoa Kỳ của Đức có hiệu lực, sự viện trợ của Hoa Kỳ cho Anh ở cả hai mặt trận như một đồng minh hoàn toàn được đảm bảo. Điều này cũng đơn giản hóa các vấn đề cho chính phủ Hoa Kỳ, như [[John Kenneth Galbraith]] hồi tưởng:
 
<blockquote>Khi xảy ra sự kiện Trân Châu Cảng, chúng tôi [những cố vấn của Roosevelt] đã tuyệt vọng. ... Tất cả chúng tôi đau đớn. Tâm trạng của người dân Hoa Kỳ là rõ ràng, họ xác định rằng người Nhật phải bị trừng phạt. Chúng tôi có thể bị buộc tập trung mọi nguồn lực cho mặt trận Thái Bình Dương và do đó không thể đưa ra nhiều hơn sự giúp đỡ bên ngoài thuần túy cho Anh. Việc Hitler tuyên chiến với chúng tôi ba ngày sau thực sự đáng kinh ngạc. Tôi không thể kể cho bạn về cảm giác hân hoan của chúng tôi. Ông ta đã làm một điều hoàn toàn bất hợp lý, và tôi nghĩ điều đó đã cứu châu Âu."<ref>[[John Kenneth Galbraith|Galbraith, John Kenneth]], interviewed by [[Gitta Sereny]] in ''Albert Speer: His Battle with the Truth'' New York, Knopf (1995). p.267-8. ISBN 0-394-52915-4</ref></blockquote>
 
Có nhiều lý do để giải thích cho hành động tuyên chiến với Hoa Kỳ của Hitler trong khi bản thân ông ta không bị ép buộc. Một trong số đó là phản ứng về mặt cảm xúc: chiến thuật của Nhật Bản tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ mà không tuyên chiến đã lôi cuốn Hitler; ông ta từng làm một điều tương tự khi tấn công [[Liên Xô]] với [[Chiến dịch Barbarossa]] hồi tháng 6 năm 1941; quả thực Hitler đã nói với đại sứ Nhật: "Người ta nên tấn công, tấn công mãnh liệt nhất có thể, đừng phí thì giờ tuyên chiến."<ref name=bullock661 /> Ngoài ra, viễn cảnh về một cuộc chiến tranh trên toàn thế giới đã ăn theo xu hướng của Hiler hướng tới những ý nghĩ có tính chất lớn lao và gia cố cảm giác rằng ông ta là một nhân vật nắm giữ vận mệnh lịch sử thế giới. Như trong bài phát biểu Hitler trình bày trước Nghị viện:
 
<blockquote>Tôi chỉ có thể tri ân tới Thượng Đếđế đã trao phó cho tôi vai trò lãnh đạo một cuộc đấu tranh lịch sử; cuộc đấu mà trong 500 hoặc 1000 năm tới sẽ được mô tả là có tính quyết định, không chỉ cho lịch sử Đức quốc, mà còn cho toàn châu Âu và thực chất là cho toàn thế giới.<ref name=bullock661 /></blockquote>
 
Sự thiếu hiểu biết về nước Mỹ của Hitler, về nhân lực và năng lực của nền công nghiệp Hoa Kỳ cũng đã dẫn tới quyết định trên.<ref name=bullock661 /> Ngay từ giữa tháng 3 năm 1941, chín tháng trước thời điểm Nhật Bản tấn công, Tổng thống Roosevelt đã nhận thức một cách sâu sắc về sự thù địch của Hitler nhằm vào Hoa Kỳ và tiềm năng tiêu diệt quốc gia này đã hiện hữu. Do quan điểm này trong [[Nhà Trắng]] và những nỗ lực phát triển nhanh chóng của tiềm lực công nghiệp Hoa Kỳ trước và trong năm 1941 để bắt đầu cung cấp quân nhu cho các lực lượng vũ trang, tàu chiến và máy bay được sản xuất đòi hỏi nhắm đến mục tiêu đánh bại toàn bộ Phe Trục. Nước Mỹ đã sẵn sàng hướng tới nền kinh tế thời chiến toàn diện, một hệ thống kinh tế sẽ biến quốc gia này thành [[Arsenal of Democracy (khẩu hiệu)|"arsenal of democracy"]] (tạm dịch: kho vũ khí của nền dân chủ) cho chính bản thân và cho các đồng minh của mình.