Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thoại Ngọc hầu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Mất: Ghi rõ sắc phong Trung Đẳng Thần của Nguyễn Văn Thoại để tránh nhầm với Thượng Đẳng Thần Nguyễn Hữu Cảnh.
n sửa chính tả 3, replaced: Giáo Dục → Giáo dục, Nxb → Nhà xuất bản, Biên Phòng → Biên phòng using AWB
Dòng 32:
*[[Kênh Thoại Hà]]: khởi đào vào năm [[1818]], dài hơn 30 [[kilômét|km]], nối rạch [[Đông Xuyên]] ([[Long Xuyên]]) với ngọn Giá Khê ([[Rạch Giá]]). Đào xong được vua [[Gia Long]] đã cho phép lấy tên ông để đặt cho tên núi ([[Thoại Sơn, An Giang|Thoại Sơn]]) và tên kênh ([[Kênh Thoại Hà|Thoại Hà]]).
*[[Kênh Vĩnh Tế]]: đào theo biên giới [[Hướng Tây Nam|Tây Nam]] nối liền [[Châu Đốc]]-[[Hà Tiên]] (tức nối sông Châu Đốc ra vịnh [[Thái Lan]]). Kênh dài hơn 87 [[kilômét|km]], huy động hàng vạn nhân công thực hiện từ năm [[1819]]-[[1824]] (có hoãn đào 4 lần). Con kênh được đặt tên theo tên vợ chính của ông, phu nhân [[Thoại Ngọc Hầu#Chánh thất|Châu Thị Tế]].
*Năm [[1823]], ông cho lập 5 làng trên bờ [[kênh Vĩnh Tế]] là [[Vĩnh Ngươn]], [[Vĩnh Tế, Châu Đốc|Vĩnh Tế]], [[Vĩnh Điều]], [[Vĩnh Gia, Tri Tôn|Vĩnh Gia]] và Vĩnh Thông<ref>Theo ''Địa chí An Giang'' (tập 2, tr. 242).</ref>. Liên quan đến việc mộ dân lập làng của ông, sử [[nhà Nguyễn]] có đoạn chép: ''"Án thủ Châu Đốc là Thống chế Nguyễn Văn Thụy trước mộ dân dời đến ở đất biên thùy, đặt ra 20 xã thôn, vay của công 1.900 quan tiền và 1.500 phương gạo cho dân, đã hoãn nhiều năm, dân vẫn chưa trả được. Đến nay Thụy đem của nhà trả bù cho dân"'' <ref>Trích trong ''[[Đại Nam thực lục]]'', tập 2. NxbNhà xuất bản Giáo dục, 2007, tr. 584.</ref>.
*Năm [[1825]], ông cho đắp con đường từ Châu Đốc lên Lò Gò (tức thị trấn [[Angkor Borei]] ngày nay) - Sóc Vinh nối các làng với nhau rất tiện lợi trong việc đi lại cho nhân dân.<ref>{{Chú thích web|url = http://sontra.danang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc?articleId=52511|title = Thống chế Thoại Ngọc Hầu (1761-1829)|website = UBND quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng}}</ref>
*Lộ Núi Sam-Châu Đốc, dài 5 [[kilômét|km]], làm từ năm [[1826]] đến [[1827]], huy động gần 4.500 nhân công. Làm xong, ông cho khắc bia "Châu Đốc Tân Lộ Kiều Lương" dựng tại [[núi Sam]] năm [[1828]] để kỷ niệm. Ngày nay, tấm bia không còn, nhưng còn văn bia trong sử sách.
 
Những công trình trên được xem là cơ sở để người Việt đặt chủ quyền lâu dài trên vùng đất mới này.
 
Ngoài các công trình trên, ông còn làm được nhiều việc khác trước khi mất như:
Dòng 45:
 
===Mất===
Nguyễn Văn Thoại mất vì bệnh tại nhiệm sở Châu Đốc vào ngày 6 [[tháng sáu|tháng 6]] ([[âm lịch]]) năm [[Kỷ Sửu]] ([[1829]]), hưởng thọ 68 tuổi <ref>Thông tin thêm: Thoại Ngọc Hầu mất trong thành Bảo hộ tức thành [[Châu Đốc]], nằm ở vị trí ngã ba sông Châu Đốc (cồn Tiên lúc bấy giờ chưa được bồi). Sau mấy lần đổi chủ, tòa thành xưa đã không còn. Thời Pháp-Mỹ, khu quân sự này còn được gọi là thành CB. Vào khoảng đầu năm [[1970]], khi đào bới để xây dựng công trình mới, người ta đã bắt gặp ở bên dưới nền móng của một tòa thành cổ. Hiện nay, nơi đây là Doanh trại bộ đội Biên Phòngphòng tỉnh An Giang.</ref>. Theo bảng tóm lược của Nguyễn Văn Hầu, trong 52 năm công vụ, Nguyễn Văn Thoại (tức Thoại Ngọc Hầu) đã 7 lần sang [[Xiêm|Xiêm La]], 2 lượt sang [[Lào]] và 11 năm giữ trọng trách bảo hộ [[Campuchia|Cao Miên]] (tức [[Campuchia]] ngày nay)<ref>Theo Nguyễn Văn Hầu, sách đã dẫn, tr.304.</ref>.
 
Ông được an táng trong [[Lăng Thoại Ngọc Hầu|lăng]] tại chân [[núi Sam]]. Mộ ông nằm giữa, hai bên là mộ bà chính thất Châu Thị Tế và mộ bà thứ thất Trương Thị Miệt. Văn bia tại ngôi mộ ông như sau (dịch từ [[chữ Hán]]):
Dòng 54:
Sách ''Đại Nam chánh biên liệt truyện'' (tờ 12b), cho biết sau khi Thoại Ngọc Hầu mất rồi, có một viên chức tên Võ Du ở Hình tào <ref>Hình tào ở đây là cơ quan đại diện của [[bộ Hình]] ở Gia Định Thành (chú thích của GS. Nguyễn Khắc Thuần, Kỷ yếu, tr. 185),</ref>, đứng ra tố cáo ông đã nhũng nhiễu của dân nhiều khoản. Vua [[Minh Mạng]] giao việc nầy cho [[bộ Hình]] tra xét. Sau khi triều đình nghị án, ông bị truy giáng chức tước xuống hàm ngũ phẩm, con trai ông tên Nguyễn Văn Tâm bị lột ấm hàm; tất cả điền sản để lại đều bị tịch thu, phát mãi. Về sau, người ta không biết Văn Tâm đi đâu và làm gì, riêng Nguyễn Văn Minh, con dòng thứ, cam phận sống cảnh dân dã, nghèo nàn.
 
Còn người nghĩa tế (con rể) tên Võ Vĩnh Lộc, cưới con gái nuôi của ông tên (thị) Nghĩa, sau theo [[Lê Văn Khôi]] chống lại triều đình. Khi cuộc nổi dậy bị phá tan, vợ chồng Lộc đều bị bắt, bị giết. Nhà vua chỉ dụ cho [[bộ Hình]] điều tra mối quan hệ giữa Vĩnh Lộc và ông...Thời gian sau mọi việc được phơi bày, ông không dính líu gì với người con rể trong [[Cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi|sự biến tại thành Phiên An]], còn Võ Du thì phạm tội tố cáo gian, bị cách chức đày đi [[Cam Lộ (huyện)|Cam Lộ]] ([[Quảng Trị]]). Nhưng theo ''[[Đại Nam thực lục]]'' thì vua Minh Mạng đã phán rằng: ''Nguyễn Văn Thụy dẫu không can vào việc này, nhưng sai dân Phiên ([[Campuchia|Cao Miên]]) làm việc riêng, sửa mộ đắp đường, cũng đáng tội, vậy cứ chuẩn y nguyên án''<ref>''Đại Nam thực lục'' (quyển 3), phần ''Thực lục về Thánh tổ Nhân hoàng đế'', Đệ nhị kỷ. Nhà xuất bản Giáo Dụcdục, 2007, trang 320.</ref>.
 
Mãi đến ngày 25 [[tháng bảy|tháng 7]] năm [[Giáp Tý]] ([[1924]]), vua [[Khải Định]] mới xét và chính thức truy phong ông Thoại làm ''Đoan Tức Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần''. Tính đến ngày ấy, nỗi oan mà anh linh Thoại Ngọc Hầu và con cháu ông gánh chịu đã hơn 90 năm <ref>Ngày 15 [[tháng tám|tháng 8]] ([[âm lịch]]) năm [[Bảo Đại]] thứ 18 ([[1943]]), lại gia phong cho ông làm ''Quang Ý Dực Bảo Trung Hưng Trung Đẳng thần''. Tờ sắc này hiện được lưu giữ trong đền thờ ông ở [[núi Sập]] (theo Nguyễn Văn Hầu, sách đã dẫn, tr 283).</ref>.