Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đinh Văn Tuy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Thân thế và sự nghiệp: sửa chính tả 3, replaced: Trung Tướng → Trung tướng using AWB
Dòng 3:
 
== Thân thế và sự nghiệp ==
Ông Đinh Văn Tuy sinh ra và lớn lên ở miền quê Thái Bình có truyền thống yêu nước; theo “''Địa chí Thái Bình''”, từ trước những năm 1930, nông dân làng Vân Đài, xã Chí Hòa, huyện Hưng Hà quê hương ông, đã đấu tranh kéo dài trong suốt 3 năm để chống bọn quan lại cường hào áp bức, phụ thu lạm bổ sưu thuế cho dân. Dân làng chỉ nộp thuế chính, không chịu nộp thêm, Lý trưởng không nhận, dân cử người lên huyện, Tri huyện Diên Hà dung túng cho cấp dưới không nhận, dân cử người lên nộp kho bạc tỉnh.
 
Trong cao trào Cách mạng năm 1930, cuộc đấu tranh biểu tình của nông dân Tiên Hưng - Diên Hà (5/1930) và nông dân Tiền Hải, Thái Binh (10/1930) là cuộc đấu tranh tiêu biểu ở xứ Bắc Kỳ. Thường vụ Trung ương khi ấy nhận định: “''Ở Bắc Kỳ phong trào khá nhất là ở Thái Bình, tuy chưa có phong trào cao như Nghệ - Tĩnh - Ngãi, nhưng là tỉnh mạnh nhất Bắc Kỳ…''”.
Dòng 25:
Ở phía Bắc, bọn bành trướng Trung Quốc dùng nhiều thủ đoạn gây rối phá hoại, lấn chiếm biên giới; điển hình là sự kiện "''Lê Đình Chinh''" cùng đồng đội chiến đấu anh dũng trên đồi Pò Cốc Phung bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc, báo hiệu cuộc xâm lược của Trung Quốc đến rất gần.
 
Từ năm 1977 đến cuối năm 1978, Việt Nam vừa thoát khỏi chiến tranh lại đứng trước nguy cơ xâm lược, bị kẹp giữa hai gọng kìm: Bọn Khmer Đỏ ở biên giới Tây Nam và quân bành trướng Bắc Kinh ở biên giới phía Bắc.
 
Nhiệm vụ của người làm công tác Đảng, công tác Chính trị là lãnh đạo động viên toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong Lực lượng Biên phòng sẵn sàng đánh trả, bảo vệ biên cương Tổ quốc. Thiếu tướng Đinh Văn Tuy đã cùng tập thể Bộ tư lệnh kịp thời ra chỉ thị, mệnh lệnh, kế hoạch tác chiến, nhằm chuẩn bị cho bộ đội sẵn sàng chiến đấu chống quân xâm lược.
Dòng 37:
Ở cương vị Tư lệnh kiêm Chính ủy Lực lượng Bộ đội Biên phòng, tác phong làm việc, cách ứng xử của ông vẫn luôn quan tâm gần gũi với cán bộ chiến sỹ nơi biên giới. Sự tận tụy, bền bỉ, hết lòng vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, biển đảo của Tổ quốc. Với lòng tin yêu của Đảng, của nhân dân, Lực lượng Bộ đội Biên phòng đã được đền đáp xứng đáng, được 2 lần tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, được tặng thưởng Huân chương Sao vàng và nhiều huân chương cao quý khác. Ngày 3 / 3 / 1989, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định lấy “''Ngày 3 tháng 3''” hàng năm là "''Ngày Biên phòng Toàn dân".'' Vai trò, uy tín của lực lượng Bộ đội Biên phòng được nâng lên; sự nhận thức và quan tâm chăm lo của hệ thống chính trị và nhân dân cả nước đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, biển đảo của Tổ quốc ngày càng sâu sắc hơn.
 
Trung tướng, Tư lệnh, Chính ủy Đinh Văn Tuy được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhì và nhiều Huân chương cao quý khác; Ông mất ngày 17 tháng 8 năm 1990 để lại niềm tiếc thương đối với cán bộ, chiến sĩ Lực lượng Bộ đội Biên phòng. Tinh thần làm việc bền bỉ, tận tụy, sâu sát, hết lòng vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới và xây dựng Lực lượng Bộ đội Biên phòng lớn mạnh của ông, sống mãi với cán bộ, chiến sĩ Biên phòng và đồng bào biên giới, biển đảo.<ref>{{Chú thích web|url = http://www.hodinhvietnam.com/threads/3315/|title = Trung Tướngtướng Đinh Văn Tuy}}</ref>
 
== Khen thưởng ==