Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử thuyết tương đối rộng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
n sửa chính tả 3, replaced: . → . (2) using AWB
Dòng 22:
Einstein gặp Grossmann và Besso tại [[ETH Zurich|trường Bách khoa Liên bang Thụy Sĩ]] ở [[Zürich]]<ref>Sauer, T. Marcel Grossmann and His Contribution to the General Theory of Relativity. Proceedings of the 13th Marcel Grossmann Meeting 456–503 (World Scientific, 2015)</ref> — sau được đổi tên thành Học viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (Eidgenössische Technische Hochschule; ETH) — tại đây, trong thời gian từ 1896 đến 1900, ông học khoa sư phạm toán học và vật lý. Einstein cũng gặp người vợ tương lai tại ETH, người bạn cùng lớp Mileva Marić. Người ta kể rằng Einstein thường bỏ học và dựa trên các quyển vở của Grossmann để vượt qua các kỳ thi.
 
Bố của Grossmann đã giúp Einstein có một chỗ làm việc tại Cục bằng sáng chế ở Berne năm 1902, tại đây ông cùng làm việc với Besso hai năm sau đó. Các thảo luận giữa Besso và Einstein đã giúp nhà vật lý nhận được sự công nhận duy nhất về những bài báo nổi tiếng của Einstein trong năm 1905, một trong số đó đưa ra [[thuyết tương đối hẹp]].<ref>{{chú thích tạp chí|title=On the electrodynamics of moving bodies|author=Einstein .A|journal=[[Annalen der Physik]]|page=891-921|year=1905|url=http://einsteinpapers.press.princeton.edu/vol2-trans/154}}</ref> Các bài báo công bố năm 1905 làm nên năm kỳ diệu của ông, mà Einstein nhờ vào một bài báo trong số đó để hoàn thành học vị tiến sĩ vật lý tại [[Đại học Zürich]].
 
Năm 1907, trong khi vẫn làm việc tại Cục bằng sáng chế, ông bắt đầu suy nghĩ về việc mở rộng [[nguyên lý tương đối]] từ chuyển động đều sang chuyển động bất kỳ thông qua một lý thuyết mới về hấp dẫn. Như đã thấy trước đó, Einstein viết lá thư gửi tới bạn của ông Conrad Habicht<ref>[http://einsteinpapers.press.princeton.edu/vol5-trans/69 Einstein, To Conrad Habicht, Volume 5: The Swiss Years: Correspondence, 1902-1914]</ref> — người quen ông từ nhóm độc giả ở thành Berne gọi là Viện hàn lâm Olympia với ba thành viên — nói rằng ông hi vọng lý thuyết mới này sẽ tính đến độ lệch khoảng 43˝ (giây cung) trên một thế kỷ giữa tiên đoán của [[định luật vạn vật hấp dẫn của Newton|lý thuyết Newton]] và các quan sát về chuyển động của điểm cận nhật của [[Sao Thủy]], điểm mà quỹ đạo gần [[Mặt Trời]] nhất.
Dòng 28:
Einstein bắt đầu nghiên cứu một cách nghiêm túc lý thuyết mới này chỉ sau khi ông rời Cục bằng sáng chế năm 1909, để trước tiên làm giáo sư tại Đại học Zürich và hai năm sau tại Đại học Charles ở [[Praha]]. Ông nhận ra rằng [[lực hấp dẫn]] phải được kết hợp vào cấu trúc của [[không thời gian]], sao cho các hạt mà không chịu tác dụng của những lực khác sẽ đi theo con đường ngắn nhất trong không thời gian cong.
 
Năm 1912, Einstein trở lại Zürich và gặp lại Grossmann ở ETH. Hai người phối hợp với nhau trong nỗ lực đưa ra một lý thuyết hoàn chỉnh về hấp dẫn. Mô hình toán học liên quan đó là lý thuyết các mặt cong của [[Carl Friedrich Gauß|Gauss]], mà có lẽ Einstein học được từ các cuốn sổ ghi chép của Grossmann. Như chúng ta biết từ những tập lưu trữ, Einstein đã nói với Grossmann:<ref>Pais, A. 'Subtle is the Lord ...' The Science and the Life of Albert Einstein, tr 212 (Oxford Univ. Press, 1982)</ref> “Cậu phải giúp tớ, nếu không tớ sẽ điên mất.”
 
Sự hợp tác của họ, được lưu lại trong 'cuốn sổ Zürich' của Einstein,<ref>[http://einsteinpapers.press.princeton.edu/vol4-doc/223 Research notes on a Generalized Theory of Relativity, Volume 4: The Swiss Years: Writings 1912-1914 Page 201]</ref> cho kết quả được công bố trong bài báo đứng tên hai người vào tháng Sáu năm 1913, gọi là bài báo Entwurf ('phác thảo').<ref>{{chú thích tạp chí|title=Entwurf einer Verallgemeinerten Relativitätstheorie und einer theorie der gravitation|author=Einstein, Grossmann|year=1913|url=http://einsteinpapers.press.princeton.edu/vol4-doc/325?ajax|journal=Teubner, Leipzig Press}}</ref> Sự tiến triển lớn giữa lý thuyết Entwurf này với thuyết tương đối tổng quát tháng Mười Một năm 1915 đó là phương trình trường hấp dẫn, nó xác định mối liên hệ giữa vật chất với độ cong động lực của không-thời gian. Phương trình trường này tuân theo tính 'hiệp biến tổng quát': chúng vẫn giữ nguyên dạng đối với mọi loại hệ tọa độ được chọn dùng để biểu diễn chúng. Ngược lại, tính hiệp biến của phương trình trường trong lý thuyết Entwurf bị giới hạn rất nhiều.
Dòng 94:
* [http://www.bun.kyoto-u.ac.jp/~suchii/gen.GR.html Genesis of general relativity series]
{{Thuyết tương đối}}
 
[[Thể loại:Thuyết tương đối rộng]]
[[Thể loại:Lịch sử vật lý]]