Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khai thác mỏ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: sửa chính tả 3, replaced: Châu Phi → châu Phi using AWB
n →‎châu Âu thời trung cổ: sửa chính tả 3, replaced: Châu Âu → châu Âu using AWB
Dòng 20:
Khai thác mỏ ở châu Âu đã có từ rất lâu, ví dụ như các mỏ bạc [[Laurium]], giúp phát triển thành phố Hy Lạp thuộc [[Athena|Athens]]. Tuy nhiên, [[La Mã cổ đại|người La Mã]] đã phát triển các phương pháp khai thác mỏ trên quy mô rộng, đặc biệt việc sử dụng một lượng nước lớn để mang quặng đi bằng cống thoát nước. Nước được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như để gạt bỏ lớp phủ và các đá vụn được gọi là [[khai thác mỏ thủy lực]], cũng như rửa quặng đã được nghiền nhỏ, và vận hành các máy đơn giản. Họ sử dụng phương pháp thủy lực trên diện rộng để thu các mạch quặng, đặc biệt các dạng khai thác lỗi thời hiện không còn dùng nữa như [[hushing]]. Nó liên quan đến việc xây dựng một lượng lớn các cống cung cấp nước đến đầu mỏ (nơi đang khai thác), ở đây nước được chứa trong các bồn và bể lớn. Khi các bể chứa đầy được xả ra đẩy các vật liệu phủ làm lộ ra đá gốc và các mạch quặng nằm bên dưới. Đá lộ ra sau đó bị nung nóng bằng pháp đốt và bị làm lạnh bằng dòng nước. Sự thay đổi nhiệt độ nhanh làm cho đá bị vỡ ra và dễ thu hồi bằng các dòng nước từ các bồn chứa như cách bốc lớp phủ ở trên. Họ sử dụng phương pháp tương tự để thu hồi [[cassiterit]] ở [[Cornwall]] và quặng [[chì]] ở [[Pennines]]. Các phương pháp đã được phát triển bởi người La Mã ở [[Tây Ban Nha]] vào 25 CN để khai thác các mỏ vàng lớn trong [[bồi tích]], khu mỏ lớn nhất nằm ở [[Las Medulas]], ở đây có 7 hệ thống cống dài được xây dựng để lấy nước từ các con sông trong khu vực với mục đích là rửa quặng. [[Tây Ban Nha]] là một khu vực khai thác mỏ quan trọng nhất trong tất cả các khu vực khai thác của [[đế quốc La Mã|đế chế La Mã]]. Họ sử dụng [[guồng nước nghịch]] để tách nước từ các mỏ ở dưới sâu như ở [[Rio Tinto]]. Ở Anh, người bản địa đã khai thác [[khai thác mỏ ở Anh thời La Mã|mỏ]] khoáng sản các đây gần nghìn năm,<ref>[http://news.independent.co.uk/uk/this_britain/article2169254.ece The Independent, ngày 20 tháng 1 năm 2007: ''The end of a Celtic tradition: the last gold miner in Wales'']</ref> nhưng khi [[đế quốc La Mã|người La Mã]] đến, hoạt động khai thác đã thay đổi nhanh chóng. Người La Mã cần những thứ mà người Anh đang sở hữu, đặc biệt là [[vàng]], [[bạc]], [[thiếc]] và [[chì]]. Kỹ thuật của người La Mã không chỉ giới hạn trong việc khai thác trên mặt, mà họ còn khai thác theo các mạch quặng dưới lòng đất khi đó việc khai thác lộ thiên không còn là vấn đề khó khăn. Ở [[Dolaucothi]] họ dừng khai thác các mạch, và chuyển sang đào các lối vào xuyên qua các đá khô cằn để tiêu thoát nước đọng trong mỏ. Các đường này vẫn còn được sử dụng để thông gió cho công trình, đặc biệt rất quan trọng khi sử dụng phương pháp đốt. Ở các phần khác của mỏ, họ đào qua [[mực nước ngầm]] và lấy nước từ mỏ bằng các máy móc như [[guồng nước nghịch]]. Các máy này được sử dụng phổ biến trong các mỏ [[đồng]] ở [[Rio Tinto]], Tây Ban Nha, ở đây có 16 cái được xếp thành hai hàng có nhiệm vụ nâng khoảng {{convert|80|ft|m}}. Chúng được vận hành như các máy đi từng bước với thợ mỏ đứng trên thanh gỗ cao nhất. Một vài ví dụ như các bộ phận của nó được tìm thấy ở các mỏ La Mã cổ và một số được trưng bày trong [[bảo tàng Vương quốc Anh]] và [[bảo tàng quốc gia xứ Wales]].<ref>[http://www.romans-in-britain.org.uk/raw_mining.htm ''The Romans in Britain: mining'']</ref>
 
=== Châuchâu Âu thời trung cổ ===
Khai thác mỏ trong [[trung Cổ|thời kỳ Trung Cổ]] được biết đến nhiều nhất từ công trình [[De Re Metallica]] (1556) của [[Georg Agricola]], ông đã miêu tả một số phương pháp khai thác mỏ khác nhau, sau này được sử dụng trong các mỏ ở Đức và Saxon. Sử dụng năng lượng nước một dạng của [[cối xay nước]] được cải tiến; họ tạo ra quặng được nghiền nhỏ, đưa quặng lên từ hầm mỏ và thông gió trong mỏ bằng các [[ống thổi]] công suất lớn. [[Thuốc súng|Bột màu đen]] được sử dụng đầu tiên trong khai thác mỏ ở [[Banská Štiavnica|Selmecbánya]], [[Vương quốc Hungary]] (ngày nay là [[Banská Štiavnica]],[[Slovakia]]) vào năm 1627.<ref>Heiss, A.G. & Oeggl, K. (2008). Analysis of the fuel wood used in Late Bronze Age and Early Iron Age copper mining sites of the Schwaz and Brixlegg area (Tyrol, Austria). ''Vegetation History and Archaeobotany'' 17(2):211-221, Springer Berlin / Heidelberg, [http://dx.doi.org/10.1007/s00334-007-0096-8].</ref> Phương pháp dùng chất nổ này làm các khối đất đá vỡ ra và thu hồi mạch quặng nhanh hơn phương pháp đốt nêu trên. Năm 1762, học viện khai thác mỏ đầu tiên trên thế giới được thành lập trong thành phố này.