Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Callisto (vệ tinh)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor, Excuted time: 00:00:07.2188575
n →‎Những dự án khám phá Callisto: sửa chính tả 3, replaced: Châu Âu → châu Âu using AWB
Dòng 139:
Các tàu thám hiểm Sao Mộc [[Pioneer 10]] và [[Pioneer 11]] của những năm 70 thế kỉ trước chỉ cung cấp rất ít thông tin về Callisto so với những điều đã biết về vệ tinh này trước đó từ những đài quan sát mặt đất<ref name=Moore2004>{{cite encyclopedia|last=Moore|first=Jeffrey M.|coauthors=Chapman, Clark R.; Bierhaus, Edward B. et.al. |title=Callisto|encyclopedia=Jupiter: The planet, Satellites and Magnetosphere|year=2004|publisher=Cambridge University Press|editor=Bagenal, F.; Dowling, T.E.; McKinnon, W.B.| url=http://lasp.colorado.edu/~espoclass/homework/5830_2008_homework/Ch17.pdf|format=pdf}}</ref>. Những phát hiện quan trọng chỉ diễn ra khi 2 tàu thám hiểm Voyager 1 và 2 bay qua Callisto vào năm 1979 và 1980. Chúng đã chụp được ảnh một nửa bề mặt Callisto với độ phân giải khá tốt, từ 1 đến 2&nbsp;km và xác định chính xác nhiệt độ bề mặt, khối lượng và hình dáng của nó<ref name=Moore2004/>. Sau đó, từ 1994 đến 2003, tàu Galileo đã 8 lần bay ngang qua Callisto, lần cuối cùng vào năm 2001 đã vào rất gần vệ tinh này, chỉ cách bề mặt của nó 138&nbsp;km. Nó đã chụp được ảnh toàn bộ bề mặt Callisto và đối với những vùng nhất định, chụp được ảnh với độ phân giải lên tới 15 m<ref name="Greeley 2000"/>. Vào năm 2000, [[tàu thám hiểm Cassini]] trên hành trình đến [[Sao Thổ]] cũng đã khảo sát quang phổ hồng ngoại các vệ tinh lớn của Sao Mộc với độ phân giải cao<ref name=Brown2003>{{chú thích tạp chí |last=Brown |first=R. H.|coauthors=Baines, K. H.; Bellucci, G.; ''et al.''|title=Observations with the Visual and Infrared Mapping Spectrometer (VIMS) during Cassini’s Flyby of Jupiter |year=2003 |journal=Icarus |volume=164 |pages=461–470 |doi=10.1016/S0019-1035(03)00134-9 |url=http://adsabs.harvard.edu/abs/2003Icar..164..461B}}</ref>. Tháng 2 - 3 năm 2007, đến lượt tàu [[New Horizons]] trên hành trình tới [[Sao Diêm Vương]] cũng đã chụp những bức ảnh mới về bề mặt và quang phổ của Callisto<ref name=Morring2007>{{chú thích tạp chí|last=Morring |first=F.|title=Ring Leader |journal=Aviation Week&Space Technology|date = ngày 7 tháng 5 năm 2007 |pages=80–83}}</ref>.
 
Trong tương lai, một dự án mang tên Europa Jupiter System Mission (EJSM) (dự án nghiên cứu Sao Mộc và các vệ tinh, chủ yếu là Europa) liên kết giữa 2 trung tâm khoa học vũ trụ [[NASA]] và [[Cơ quan vũ trụ Châuchâu Âu|ESA]] có thể được thực hiện vào năm 2020. Vào tháng 2/2009, 2 trung tâm này đã xác định đây là mục tiêu quan trọng có mức ưu tiên cao hơn dự án Titan Saturn System Mission (dự án khám phá vệ tinh [[Titan]] của Sao Thổ)<ref>{{chú thích web|url=http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/7897585.stm|title=Jupiter in space agencies' sights|first=Paul|last=Rincon|publisher=BBC News|accessdate = ngày 20 tháng 2 năm 2009 |date = ngày 20 tháng 2 năm 2009}}</ref>. Mặc dù vậy, đóng góp của phía ESA vẫn đang bị đặt dấu hỏi do vấn đề tài chính<ref>{{chú thích web|url=http://sci.esa.int/science-e/www/object/index.cfm?fobjectid=41177|title=Cosmic Vision 2015–2025 Proposals|date = ngày 21 tháng 7 năm 2007 |publisher=ESA|accessdate = ngày 20 tháng 2 năm 2009}}</ref>. Dự án này có thể gồm một vệ tinh bay quanh Sao Mộc của ESA, một vệ tinh bay quanh Europa của NASA và một vệ tinh nghiên cứu từ trường Sao Mộc của [[Cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản|JAXA]].
 
== Tiềm năng định cư ==