Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyên soái Liên Xô”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: sửa chính tả 3, replaced: NXB → Nhà xuất bản using AWB
Dòng 1:
[[Tập tin:Marshal of the Soviet Union.gif|phải]]
'''Nguyên soái Liên bang Xô viết''', gọi tắt là '''Nguyên soái Liên Xô''' ([[tiếng Nga]]: Маршал Советского Союза - ''Marshal Sovietskovo Soyuza'') là quân hàm sĩ quan chỉ huy cao cấp của các lực lượng vũ trang Xô viết. Được đặt ra ngày [[22 tháng 9]] năm [[1935]] và là quân hàm cao nhất của [[Liên Xô]] cho đến năm [[1991]]. Ngày [[26 tháng 6]] năm 1945, Xô Viết tối cao Liên Xô dự thảo sắc lệnh đặt ra quân hàm [[Tổng thống lĩnh|Đại Nguyên soái]] Liên bang Xô viết nhưng bị [[Iosif Vissarionovich Stalin|Stalin]] kiên quyết phản đối và không ký ban hành. Mẫu bộ quân phục Đại nguyên soái Liên Xô đã được Chủ nhiệm Hậu cần Quân đội Liên Xô, trung tướng A. V. Khrulyov và Cục trưởng quân nhu, đại tá P. I. Drachev trình lên [[Iosif Vissarionovich Stalin|Stalin]] nhưng bị ông ra lệnh cấm may. Trên thực tế cũng như về pháp lý, cấp bậc này chưa hề có. Cho đến khi từ trần ngày [[5 tháng 3]] năm [[1953]], [[Iosif Vissarionovich Stalin|Stalin]] mang quân hàm Nguyên soái Liên Xô như tất cả các nguyên soái khác.<ref>X. M. Stemenko. Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh. Tập 2 (bản tiếng Việt). NXBNhà xuất bản Tiến Bộ. Moskva. 1981. trang 587-588.</ref>
 
Quân hàm tương đương trong Hải quân Xô viết là [[Đô đốc Hạm đội Liên bang Xô viết]]. Theo một số tư liệu, quân hàm Nguyên soái Tư lệnh binh chủng (không quân, pháo binh, thiết giáp, thông tin, kỹ thuật) cũng được xem ngang hàng với Nguyên soái Liên bang Xô viết về hình thức nhưng xếp dưới một bậc lương.