Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lã Đường”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: NXB → Nhà xuất bản (2) using AWB
Dòng 8:
 
==Thổ hào thành Sứ quân==
Cũng giống như sứ quân [[Nguyễn Siêu]] ở bên kia [[sông Hồng]] và sứ quân [[Lý Khuê]] ở phía bắc, Lã Đường vốn là một thổ hào địa phương ở vùng Tế Giang<ref>Nguyễn Danh Phiệt. "Nhà Đinh dẹp loạn và dựng nước". NXBNhà xuất bản Khoa học xã hội 1990, tr 37</ref>. Thời bấy giờ, nơi đây đất bùn lầy rất nhiều, quanh co, địa thế hiểm yếu. Khi nhà Ngô suy yếu, không còn khả năng kiểm soát địa phương, Lã Đường tự chiêu mộ và xây dựng lực lượng cát cứ, dựa vào địa thế hiểm yếu để cố thủ, chờ thời cơ nổi dậy.
 
Truyền thuyết ở khu vực chùa Bối Am, thuộc phạm vi căn cứ Đỗ Động Giang xưa cho biết: Trước kia có một toán quân của Lã Đường tự Lã Tá Công, một trong [[Thập nhị sứ quân]], bị quân của sứ quân [[Đỗ Cảnh Thạc]] vây hãm trong hang núi và bị chết đói hết cả.<ref>[http://www.sinhcafe.travel/?sinhcafe=cat&cID=274&CatId=210&nID=534 Di tích Hà Tây]</ref> Điều này chứng tỏ đã có một cuộc tấn công của sứ quân Lữ Đường tới lãnh địa sứ quân [[Đỗ Cảnh Thạc]].
Dòng 21:
 
Gần đình Bến có gò Nghè cũng là nơi thờ Lã Đường. Tương truyền, xưa có một bà lão ngồi bán nước dưới lùm cây duối, phía trước có một lối mòn đi vào vùng lau sậy. Một buổi chiều bà giật mình nhìn thấy một người tay bê chiếc đầu của mình đầy máu, miệng vẫn còn thều thào hỏi: "Bà ơi cái đầu của tôi thế này liệu còn sống được không?". Bà lão bê cái đầu lên nhìn thương cảm nói: "Người như thế này mà sống được có là người trời". Lập tức người ấy ngã xuống dưới chân bà. Câu chuyện này tới bây giờ vẫn mang triết lý sâu sắc: Chỉ có người mẹ mới nói thẳng cho ta hiểu được sự sống chết của mình. Nhưng linh ứng của người tử trận này lại rất kỳ diệu. Sau khi bà lão thương cảm chôn ông gần gốc duối già, thì tự nhiên vùng đất ấy cứ cao dần. Sau này người dân lập miếu thờ đặt là miếu Thánh Lã.<ref>Truyền thuyết này là có thể một dị bản vì theo Sách Bắc Ninh dư địa chí của Ðỗ Trọng Vĩ (1829-1899), bản dịch của Ðỗ Anh Tuấn,
NXBNhà xuất bản Văn hoá Thông tin 1997, có sự tích Lữ sứ quân, có đền thờ ở xã Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh: ông họ Lữ tên Ðường, cuối đời Ngô, ông xưng là Lữ Tá công, chiếm vùng Tế Giang (sau là Văn Giang). Tương truyền rằng khi vua [[Ðinh Tiên Hoàng]] dẹp các sứ quân, ông thua bị đứt cổ, lấy tay mà giữ. Khi chạy, gặp một hàng nước, bà hàng nước hỏi: " Như thế này mà vẫn còn sống được sao? ", Ông đáp: "Thần thì không biết được đâu", rồi hoá.</ref>
 
Lã Tá Đường cũng được thờ tại đền Thượng, xã Mỹ Hà, Mỹ Lộc, [[Nam Định]] nhưng thần tích ở đền thì lại cho biết ông là sứ quân quy hàng [[Đinh Bộ Lĩnh]] và được vua ban ruộng đất ở đây cho dân thờ phụng.<ref>[http://vannghenamdinh.com.vn/vi/news/Van-hoa-dong-chiem/Net-dep-lang-van-hoa-Quang-San-2479/ Đền thờ tướng quân Lã Tá Đường tại làng Quang Sán]</ref> Rất có thể, Lã Đường đã về lập ấp ở đây trước khi bị [[Đinh Bộ Lĩnh]] đánh dẹp ở Tế Giang.