Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n →‎Vai trò đảng phái: đánh vần, replaced: qui trình → quy trình
Dòng 51:
Hiến pháp Hoa Kỳ không có nói đến vai trò chính trị của chủ tịch hạ viện. Tuy nhiên khi chức vụ này phát triển theo lịch sử thì nó rõ ràng mang màu sắc đảng phái, khác hẳn với vai trò chủ tịch của đa số các nghị viện kiểu-Westminster, ví dụ như [[Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Anh]], tuyệt đối không có tính đảng phái. Theo truyền thống, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ là người lãnh đạo của đảng đa số tại Hạ viện Hoa Kỳ, cao cấp hơn [[các lãnh tụ đảng trong Hạ viện Hoa Kỳ#Lãnh tụ Đa số|lãnh tụ đa số]]. Tuy nhiên, dù được quyền biểu quyết nhưng chủ tịch hạ viện thường không tham gia tranh luận và hiếm khi biểu quyết tại phòng họp hạ viện.
 
Chủ tịch hạ viện có trách nhiệm làm sao để Hạ viện thông qua các quiquy trình luật mà đảng đa số ủng hộ. Để đạt được mục tiêu này, chủ tịch hạ viện có thể vận dụng quyền lực của mình để quyết định khi nào thì mỗi đạo luật sẽ được đưa ra phòng họp hạ viện. Chủ tịch cũng làm chủ tọa ủy ban hướng dẫn hạ viện của đảng đa số. Trong khi chủ tịch hạ viện là người lãnh đạo chức năng của đảng đa số tại hạ viện thì vị [[Chủ tịch Thượng viện tạm quyền Hoa Kỳ|Chủ tịch Thượng viên tạm quyền]] tại [[Thượng viện Hoa Kỳ|thượng viện]] không được như vậy mà chỉ là một chức vụ danh dự và nghi thức.
 
Khi chủ tịch hạ viện và tổng thống là hai người cùng chung đảng phái thì chủ tịch hạ viện thường thường đóng một vai trò ít nổi bật hơn, đó là lãnh tụ của đảng đa số. Ví dụ, Chủ tịch Hạ viện [[Dennis Hastert]] đóng một vai trò không mấy nổi bật dưới thời của người đồng đảng phái Cộng hòa là Tổng thống [[George W. Bush]]. Ngược lại, khi chủ tịch và tổng thống là hai người từ hai đảng phái đối lập nhau thì vai trò công khai và sức ảnh hưởng của chủ tịch hạ viện có chiều hướng tăng dần. Khi đó Chủ tịch hạ viện là thành viên cao cấp nhất của đảng đối lập và thường thường là đối thủ công khai chính đối với chương trình nghị sự của tổng thống. Những ví dụ gần đây nhất gồm có [[Tip O'Neill]], một đối thủ to tiếng chống đối các chính sách quốc phòng và đối nội của Tổng thống [[Ronald Reagan]]; [[Newt Gingrich]] đã đụng độ dữ dội với Tổng thống [[Bill Clinton]] trong việc kiểm soát chính sách đối nội; và [[Nancy Pelosi]] đã chống đối với Tổng thống [[George W. Bush]] về chính sách đối nội và [[Chiến tranh Iraq]].<ref name="abcnews.go.com"/>