Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trương Tam Phong”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Hình ảnh trong văn học kiếm hiệp: sửa chính tả 3, replaced: Thần Điêu Hiệp Lữ → Thần điêu hiệp lữ (2), Thần Điêu Đại Hiệp → Thần điêu đại hiệp (2) using AWB
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 51:
Theo ghi nhận của cổ thư Trung Hoa thì Trương Tam Phong là một người có hình dung cổ quái, tóc dài, râu rậm, mặt đỏ, môi thắm, ăn khỏe như cọp, đi nhanh như gió cuốn.<ref>Theo Trung Quốc Đạo giáo chư thần</ref>
 
Trong các môn phái Võ thuật ở [[Trung Quốc]] thì hai phái nổi tiếng nhất là [[Võ Đang (định hướng)|Võ Đang]] và [[Thiếu Lâm]]. Một phái ở miền Nam, một phái ở miền Bắc. Một phái thuộc [[Đạo giáo|Đạo gia]], một phái thuộc [[Phật giáo|Phật gia]]. Nói đến Thiếu Lâm quyền không thể không nói đến [[Bồ-đề-đạt-ma|Đạt Ma Tổ Sư]]. Nói đến Võ Đang Nội Gia Quyền không thể không nói đến Trương Tam Phong với hành trạngtrang thần bí. Kỳ thực địa vị Trương Tam Phong trong lịch sử [[Đạo giáo]] còn rực rỡ hơn lịch sử sáng lập phái Võ Đang nữa. Đạo giáo bắt đầu từ đời [[nhà Kim|Kim]] và [[nhà Nguyên|Nguyên]], dần dần chia ra làm hai nhánh lớn là [[Chính Nhất Giáo]] và [[Toàn Chân đạo|Toàn Chân Giáo]], một ở phương Nam, một ở phương Bắc, đại để họ lấy vùng Nam Bắc [[sông Giang]] - [[hoài Hà|sông Hoài]] làm ranh giới. Chính Nhất Giáo là tên gọi tắt các phái sùng bái quỷ thần, vẽ bùa niệm chú, đuổi ma trừ tà; còn Toàn Chân Giáo chú trọng vào đạo đức tự thân và tu dưỡng hành công. Đến thời cuối [[nhà Minh]] đầu [[nhà Thanh]], hai phái lại có xu thế giao lưu dung hợp với nhau nhờ sự vận động của Trương Tam Phong. Vị "ẩn tiên" tiêu diêu tự tại Trương Tam Phong là người hành tung vô địch và là một [[đạo giáo|đạo sĩ]] có phần thần bí.
 
Đã có đến 20 loại giả thuyết về tên tuổi, tự hiệu và quê quán của ông. So sánh những giả thiết phổ biến, chúng ta có thể biết ông có các tên Trương Thông, Trương Toàn Nhất tên tự là Quân Thực (hay Quân Bảo), hiệu là Huyền Huyền Tử, ở [[Ý Châu]], [[Liêu Đông]] giữa đời Nguyên, Minh. Trương Tam Phong có phong tư khôi vĩ, mắt lớn tai to, râu dài tới rốn. Bất cứ thời tiết nóng hay lạnh, ông chỉ mặc một áo nạp và một nón mê, có khi ăn nhiều hết mấy đấu cơm, nhưng cũng có khi một ngày chỉ ăn một lần, hoặc mấy tháng không cần ăn. Vì không chú ý về ăn mặc nên ông được người ta gọi là "Trương lạp thác". (lạp thác: bẩn thỉu).