Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tùy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Ngữ văn học và sử học: sửa chính tả 3, replaced: Trưởng Phòng → Trưởng phòng using AWB
n →‎Nghệ thuật: chính tả, replaced: đèu → đều
Dòng 275:
[[Tập tin:Stroll About InSpring.jpg|nhỏ|phải|270px|"Du xuân đồ", Triển Tử Kiền vẽ]]
[[Tập tin:Cernuschi Museum 20060812 149.jpg|nhỏ|120px|Tượng nhạc sư tỳ bà thời Tùy]]
Thời Tùy, vì mối quan hệ chính giáo nên hội họa được xem trọng. Hội họa thời Tùy vẫn lấy nhân vật hay cố sự thần tiên làm chủ đề chính, song [[tranh sơn thủy]] phát triển thành một nhánh hội họa độc lập. [[Triển Tử Kiền]] và [[Đổng Bá Nhân]] có tiếng ngang nhau, cùng với [[Cố Khải Chi]] thời Đông Tấn, [[Lục Tham Vi]] của Nam triều Tề, [[Trương Tăng Dao]] của Nam triều Lương đồng xưng là 'tiền Đường tứ đại họa gia'. Triển Tử Kiền sống qua các triều Bắc Tề, Bắc Chu và Tùy, từng nhậm chức [[triều tán đại phu]] của Tùy, sau nhậm chức [[trướng nội đô đốc]]. Ông từng vẽ tranh Phật giáo "Pháp hoa kinh biến", tranh phong tục "Trường An xã mã nhân vật đồ", song đèuđều thất truyền. Bức [[tranh sơn thủy]] "Du xuân đồ" của ông dùng thuật bôi phác họa, tô màu xanh lục, phối cảnh không gian hợp lý, chú ý quan hệ xa gần và tỷ lệ núi cây cùng nhân vật, trong gang tấc có đủ ý vị nghìn dặm.<ref>柳美景著,《南宋以前中國繪畫線條之研究》,中國文化大學藝術研究所碩士論文,第101頁。</ref> Điều này chứng minh tranh sơn thủy thời Tùy giải quyết được triệt để vấn đề xử lý không gian giữa người và cảnh vật, là đại biểu cho sự nổi lên của tranh sơn thủy,<ref>釋彥悰著,《後畫錄》,第五頁</ref> "Họa giám" thời Nguyên nhận định "Du xuân đồ" là thủy tổ chính thức của tranh sơn thủy. Hoa gia người [[Vu Điền]] Uất Trì Bạt Chất Na thạo vẽ nhân vật Tây Vực, người đương thời gọi lầ "Đại Uất Trì".<ref>《历代名画记》:「时人以跋质那为大尉迟,乙僧为小尉迟」</ref> Ông thạo về vựng nhiễm âm ảnh, tức "ao đột pháp" (thuật lồi lõm), có ảnh hưởng lớn đến hội họa hậu thế.
 
Thư pháp triều Tùy khéo, đều, có lực, song không vượt khỏi quy củ, làm nền tảng cho quy mô phong phạm của đại gia thời sơ Đường. Các nhà thư pháp nổi tiếng có Đinh Đạo Hộ, Sử Lăng và [[Trí Vĩnh]]. Mặc tích (vết mực) thì có [[thiên tự văn]] và tả kinh. Thư pháp thời Tùy lấy bia khắc làm dòng chính, trên các bia khắc như "Long tạng tự bi", "Khải pháp tự bi", "Đổng mĩ nhân chí" có thể hiện phong cách thư pháp. Thời Tùy mạt Đường sơ có nhà thư pháp [[Ngu Thế Nam]], cùng với [[Âu Dương Tuân]], [[Trữ Toại Lương]], [[Tiết Tắc]] được gọi chung là "sơ Đường tứ đại gia".