Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Bảo quản viên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Mã Khánh Tuấn (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Trần Nguyễn Minh Huy
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
[[Tập tin:Nuvola apps kgpg.png|phải]]
 
'''Bảo quản viên''', ([[tiếng Anh]]: ''system operator'' và viết tắt là ''sysop'', hoặc ''administrator'' và viết tắt là ''admin''), có giai đoạn mang tên '''ngườiNgười quản lý''', là các thành viên trong Wikipedia được tin cậy trao quyền sử dụng một số công cụ kỹ thuật đặc biệt để bảo trì Wikipedia như xóa trang, khóa trang, cấm tài khoản người dùng, cấp quyền truy cập cho một số thành viên khác. ''Xem [[Wikipedia:Bảo quản viên/Công cụ]]''.
 
Bảo quản viên là các tình nguyện viên cho các trách nhiệm mà họ được giao; họ không phải nhân viên của tổ chức [[Wikimedia]]. Họ không bị yêu cầu buộc phải sử dụng các công cụ mình có, và không bao giờ được sử dụng các công cụ này để giành lợi thế trong các tranh chấp mà mình có liên can.
 
Bảo quản viên không được trao thẩm quyền đặc biệt nào, và họ ngang hàng với mọi người khác về công việc biên tập.
 
Bảo quản viên không phải là "ban đại diện" cho Wikipedia, và cũng không bao giờ trở thành một nhóm đặc biệt, đặc nhiệm trên Wikipedia. Các ý kiến, sửa đổi của bảo quản viên trên các bài viết, thảo luận,... vẫn là ý kiến riêng của thành viên đó như mọi thành viên khác, và được giải quyết theo thông lệ. Các thành viên khác không nên xem một bảo quản viên là một thành viên khác biệt trong quá trình đóng góp xây dựng Wikipedia.
 
==Không là cái gì to tát==
Trong những ngày đầu của [[Wikipedia]], mọi người dùng đều có hoạt động như các bảo quản viên, và trên nguyên tắc họ vẫn nên như vậy. Ngay từ thời kì đó, người ta đã chỉ ra rằng các bảo quản viên không bao giờ nên phát triển thành một nhóm nhỏ đặc biệt trong cộng đồng mà chỉ nên là một phần của cộng đồng như bất cứ ai khác. Nói chung, bất cứ ai cũng có thể làm công việc bảo trì và quản lý Wikipedia mà không cần những chức năng kĩ thuật cụ thể của các bảo quản viên.
 
Dưới đây là phát biểu thường được nhắc lại của [[Jimmy Wales]], vào tháng Hai2 năm 2003, về tên gọi và quy trình của vị trí bảo quản viên:
 
{{cquote|<p>Tôi chỉ muốn nói rằng việc trở thành một bảo quản viên không là cái gì to tát.</p><p>Tôi cho rằng có lẽ tôi sẽ duyệt đại khái và trao chức năng bảo quản viên cho một loạt những người đã ở đây lâu lâu. Tôi muốn loại bỏ cái hào quang "quyền lực" xung quanh vị trí này. Việc các chức năng bảo quản viên không được trao cho tất cả mọi người chỉ đơn giản là một vấn đề kĩ thuật mà thôi.</p><p>Tôi không thích khi ở đây có cảm giác rằng được trao vị trí bảo quản viên là cái gì đó thực sự đặc biệt.</p>|||Jimmy Wales|[http://lists.wikimedia.org/pipermail/wikien-l/2003-February/001149.html tài liệu lưu trữ của wikimedia.org]}}
 
Một cách giải nghĩa hiện đại về phát biểu trên là: tuyTuy việc sử dụng đúng đắn các công cụ và cách cư xử đúng đắn được xem là rất quan trọng, nhưng cái sự "là một bảo quản viên" thì không như vậy.
 
Chính sách của Wikipedia hiện nay là trao khả năng bảo trì một cách rộng rãi cho các thành viên đã đóng góp tích cực vào Wikipedia sau một khoảng thời gian dài và được sự tin cậy của cộng đồng. Bảo quản viên được xem là thành viên có kinh nghiệm trong cộng đồng, và các thành viên cần giúp đỡ nên tìm đến họ để được chỉ dẫn.
 
==Lạm dụng công cụ bảo trì Wikipedia==
Bảo quản viên có thể bị tước bỏ các công cụ bảo trì nếu họ lạm dụng các công cụ kỹ thuật. Hiện tại, bảo quản viên có thể bị tước bỏ công cụ kỹ thuật theo chỉ lệnh của [[:en:User:Jimbo Wales|Jimbo Wales]] hoặc theo quyết định của [[Wikipedia:Hội đồng Trọng tài|Hội đồng Trọng tài]]. Tùy theo sự suy xét của họ, mức phạt ít hơn cũng có thể được áp dụng đối với bảo quản viên có vấn đề, bao gồm hạn chế sử dụng một số công cụ nào đó. Khả năng kỹ thuật để có thể thực hiện gỡ bỏ công cụ của các bảo quản viên thuộc về các [[Wikipedia:Tiếp viên|tiếp viên]] ([[m:steward]]).
 
''{{Xem thêm: [[|Wikipedia:Hội chứng bảo quản viên]].''}}
 
Để tránh lạm dụng, các bảo quản viên cố gắng thực hiện công việc theo các quy định rõ ràng và chặt chẽ đã được thông qua bởi cộng đồng. Những tình huống không có quy định thì nên thảo luận và lấy ý kiến cộng đồng, và nếu có thể, thì bổ sung cho quy định. Đặc biệt, những hành động không thể hồi phục được (như xóa hình ảnh) mà chưa có quy định rõ ràng, cần có sự tham gia ý kiến của cộng đồng.