Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Thị Thứ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 5:
Theo tấm [[thẻ căn cước]] do [[Việt Nam Cộng hòa|Việt Nam Cộng hoà]] cấp số 02238802, năm sinh của Nguyễn Thị Thứ là 1902. Giấy chứng minh nhân dân số 200624222 do Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp lại ghi năm sinh của bà là 1904.<ref>[http://media.thethaovanhoa.vn/2010/12/10/12/03/75bMETHU3.JPG So sánh thẻ căn cước VNCH và chứng minh nhân dân CHXHCNVN], Thể thao & Văn hóa</ref> Bà sinh tại xóm Rừng ở xã Điện Thắng Trung, huyện [[Điện Bàn]], tỉnh [[Quảng Nam]]. Vùng đất này có nhiều bà mẹ Việt Nam anh hùng, riêng xã Điện Thắng Trung đã có 14 người<ref name="kyluc">[http://www.kyluc.com.vn/Ky-Luc/S100/Viet-Nam/-22_21_31-31-232-55--1/Me-Thu-thuong-tho-105-tuoi.aspx Mẹ Thứ thượng thọ 105 tuổi]</ref>.
 
Trong hai cuộc Chiến tranh chống xâmPháp lượcchống (PhápMỹ, Mỹ) Nguyễn Thị Thứ lần lượt nhận 9 giấy báo tử của các con. Tại khu vườn của nhà bà có 5 hầm bí mật, nơi bà và con gái đầu Lê Thị Trị nuôi giấu nhiều cán bộ, bộ đội, du kích Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Trên miệng hầm bà thả hàng chục con bò ăn cỏ ngay trong vườn<ref name="kyluc"/>. Lúc không có quân đối phương, hai mẹ con bà mở hé cửa hầm cho họ dễ thở, khi có động thì lại giả vờ đi coi bò để chỉnh sửa, ngụy trang lại miệng hầm.
 
Nguyễn Thị Thứ đã được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và [[Quốc hội Việt Nam]] trao tặng danh hiệu [[Bà mẹ Việt Nam anh hùng]] vào ngày 17 tháng 12 năm [[1994]]. Khi đến thăm bà, Tổng bí thư [[Nông Đức Mạnh]] đã cầm tay bà và nói: "Mẹ đã tiếp thêm nghị lực cho chúng con vững bước. Mẹ là Mẹ Việt Nam"<ref>[http://www.qrt.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=2283&Itemid=331 Mẹ và Tổ quốc]</ref>.