Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tượng Phật Ngọc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thay đổi văn phong theo tiêu chuẩn của Wikipedia.
Thay đổi văn phong cho phù hợp với chuẩn của Wikipedia
Dòng 1:
[[Tập tin:Tượng Phật Ngọc.jpg|nhỏ|phải|200px|Tượng Phật Ngọc (ảnh chụp tại chùa Hoằng Pháp, TP. HCM)]]
'''Phật Ngọc Cho Hòa Bình Thế giới''' ''(gọi tắt là Phật Ngọc)'', là một trong những pho tượng Phật ngọc lớn nhất và trang nghiêm nhất thế giới. Sau khi hoàn thành vào cuối năm [[2008]], Phật Ngọc sẽ lần lượt được đưa đến triển lãm tại nhiều nước thế giới, trong đó có Việt Nam vào các năm 2009 và năm 2016.
 
==Nguồn gốc==
 
Vào năm [[2000,]] tại vùng Bắc Vancouver [[Canada]], Công ty Jade West Resources đã tìm thấy một khối [[ngọc]] thạch nephrite, được đánh giá là lớn và đẹp chưa từng thấy từ trước cho đến nay. Khối ngọc nặng khoảng 18 [[tấn]], rất ít tì vết và có màu xanh lá cây tươi đã làm ngạc nhiên giới nghiên cứu và kinh doanh đá quý thế giới. Họ đã đặt tên khối ngọc đặc biệt này là [[Polar pride]], có nghĩa là "Niềm kiêu hãnh của Địa cực". Các nhà nghiên cứu ngọc học cho biết, đây là loại ngọc bán quý có tên là ngọc thạch Canada ''(Canadian nephrite)'', là 1một trong 2 họ ngọc thuộc nhóm Jade, có chất lượng rất tốt có thể làm đồ trang sức...
 
Được [[Lạt-ma Zopa Rinpoche]] khuyến khích, ông Ian Green, một phật tử ở Bendigo, bang Victoria , [[Úc]] đã phát tâm thực hiện ý tưởng nàychế tác tượng Phật Ngọc. Sau khi trúng thầu với giá mua hơn 1,5 triệu USD, ông Ian Green đã đưa khối ngọc "Polar pride" này từ cảng Vancouver (Canada) về đến thủ đô [[Bangkok]] ([[Thái Lan]]) để tìm nơi chế tác.
Trong năm [[2007]], dựa theo khuôn mẫu của tượng Phật [[Tất-đạt-đa Cồ-đàm|Thích-ca Mâu-ni]] được tôn thờ bên trong Bảo Tháp Đại Giác Ngộ (''Mahabodhi Stupa'') ở Bồ Đề Đạo Tràng ([[Ấn Độ]]), Lạt Ma Rinpoche và các nhà nghiên cứu mỹ thuật, đứng đầu là Jonathon Partridge ở [[Úc]], đã dày công phác thảo, điều chỉnh nhiều lần mô hình pho tượng sẽ điêu khắc, nhằm thể hiện được hình mẫu Đức Phật đẹp và uy nghiêm nhất trên nền ngọc vô giá...
 
Đến đầu năm [[2008]], những nghệ nhân điêu khắc tinh tế [[Thái Lan]] thuộc công ty [[Jade Thongtawee]] (Chieng Mai) đã được chọn để điêu khắc tác phẩm bằng ngọc quý giá này. Họ bắt đầu thực hiện theo mô hình Đức [[Phật]] đã được tuyển chọn. và sauSau nhiều tháng kiên nhẫn chế tác chạm trổ, pho tượng ngọcPhật Ngọc đã hoàn tất xuất sắc vào cuối [[tháng mười hai|tháng 12]] năm 2008. Nhóm kỹ thuật người Úc và ông Ian Green đã quyết định xẻ lấy phần ngọc đẹp nhất trong toàn khối, nặng khoảng 04 tấn, để điêu khắc thành kim thân Đức Phật.
 
Pho tượng Phật Ngọc hoàn thiện cao 2,54[[m]], ngang 1,77m, nơi dày nhất khoảng 1m (gồm 5 phần ghép lại là: kim thân, nhục kế, hào quang, tòa sen, bình bát)<ref>Báo cáo kết quả khảo sát pho tượng Phật Ngọc và đề xuất trao bằng chứng nhận ngọc học của pho tượng cho Ông bà Ian Green (Hội Đá quý Việt Nam - [[Hà Nội]] tháng 3 năm 2009).</ref>. Tại Thái Lan, sau khi các nghi lễ chú nguyện được tổ chức, pho tượng ngọc chính thức được đặt tên là '''Phật Ngọc Cho Hòa Bình Thế giới''' (Gem Buddha for Universal peace).
 
Cuối năm [[2008]], Trung tâm Phật giáo Atisha ([[Úc]]) với sự hợp tác của các đạo tràng ở nhiều nước đã khởi xướng sẽ cung nghinh Phật Ngọc chu du triển lãm tại nhiều quốc gia trên thế giới, với niềm tin tưởng Phật ngọc sẽ đem đến sự an bình cho thế giới...
 
==Nghệ thuật tạo hình==
Việc cưa xẻ đục chạm khối ngọc lớn là việc làm kỳ công phức tạp do độ cứng của ngọc thạch nephrite ngang với thép và vì quá đắt tiền nên không thể để một chút sơ sẩy nào làm hỏng khối ngọc. Các tay thợ tài hoa người Thái Lan đã làm việc rất bền bỉ công phu, kiên nhẫn sử dụng các loại thiết bị và lưỡi cưa [[kim cương]] ròng rã suốt mấynhiều tháng mới có thể làm ra một bức phác thảo tượng trông thật hài hòa cân đối.
 
Mỗi chi tiết mỹ thuật chạm khắc phải thể hiện được sức diệu dụng và thần sắc của Đức Phật (phần lộ ra bên ngoài) đúng với mô tả về 32 tướng tuyệt hảo trong kinh [[Bát-nhã-ba-la-mật-đa]].
Cứ thế quaQua nhiều ngày tháng kiên trì khéo léo, pho tượng ngọc Phật [[Tất-đạt-đa Cồ-đàm|Thích-ca Mâu-ni]] đã hoàn tất. Pho tượng Đức Phật bằng ngọc ngồi thiền trên tòa sen trong tư thế ''padmasana'' nghĩa là ''Liên hoa tọa'' trông rất uy nghiêm, thần thái đầy từ bi. Riêng hai bàn tay tượng được tạo hình mỹ thuật với tay phải (thòng xuống chấm đất), các ngón tay sít sao úp vào phía trong gần đầu gối bên phải. Bàn tay trái (ngửa ra với các ngón hơi cong lên) đặt giữa hai đùi. Thủ ấn này gọi là ''Xúc địa ấn'' ''(sa. bhūmisparśa-mudrā)'' - theo nghĩa đen là ''"thủ ấn chạm mặt đất"'' (tiếng Sanskrit: ''Bhumisparsa Mudra'').
 
Theo truyền thuyết, khi Đức Phật Thích-ca Mâu-ni thành đạo thì thiên ma kéo đến quấy nhiễu. Phật đã dùng ''Xúc địa ấn'' để ấn lên mặt đất khiến vị Địa thần dưới lòng đất vọt lên. Ác ma và quỷ thần trông thấy liền sợ hãi tan biến. Bởi vậy ''Xúc địa ấn'' còn có nghĩa là ''ấn hàng ma phục quỷ''. Ấn này biểu thị công năng khuất phục, làm cho các thế lực độc ác ma quái phải quy hàng.
Dòng 28:
Ngoài ra, cùng với tượng là 2 vòng hào quang đường kính khoảng 1m được thiết kế mỹ thuật. Một vòng màu xanh bằng ngọc thạch nephrite, vòng còn lại cũng là nephrite mạ màu vàng bên ngoài, và tùy nơi mà thay đổi hào quang cho Phật Ngọc.
 
Một tạo hình mỹ thuật quan trọng khác, cũng được tạo rời, gọi là phần thể hiện ''tướng nhục kế''. Tướng này lộ ra phần thịt (nhục) nổi cao lên như búi tóc (kế), được kinh Đại Bát-nhã-ba-la-mật-đa mô tả "cao và rộng như vòm trời", còn theo kinh Quán Vô Lượng Thọ thì: "Nhục kế trên đỉnh đầu của Phật đẹp như hoa, trên đỉnh ấy có một bình báu chứa các loại ánh sáng màu xanh trắng đỏ vàng mềm mại, nhu nhuyến và có diệu dụng thấm đến trái tim của mọi sinh linh, kể cả cỏ cây và đất đá vô tình".
Để tạo hình nhục kế, các nghệ nhân đã lấy một khối ngọc nhỏ, cẩn trọng điêu khắc tinh tế để thành một búi tóc riêng ngoài tượng. Nhục kế này được trân trọng đặt lên đỉnh đầu tượng Phật Ngọc trước giờ chiêm bái.<ref>Theo [http://www.giacngo.vn/chude/trienlamtuongphatngoc/2009/04/02/5FC019/].</ref>