Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đế quốc Đông La Mã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: Giáo Hội → Giáo hội, Giáo Hoàng → Giáo hoàng, Hội Đồng → Hội đồng, Đế Quốc → Đế quốc, Châu Âu → châu Âu (2) using AWB
n →‎Những diễn biến sau khi Đông La Mã diệt vong: sửa chính tả 3, replaced: ]] and và [[ using AWB
Dòng 291:
===Những diễn biến sau khi Đông La Mã diệt vong===
[[Tập tin:Despotate of Morea 1450.svg|nhỏ|phải|250px|Lãnh địa Bá vương Morea và Mystra vào năm 1450.]]
Sau khi kinh đô Constantinopolis sụp đổ, những lãnh thổ còn lại của Đông La Mã chưa bị chinh phục là [[Lãnh địa Bá vương Mystra]] - do hai người anh em của vị hoàng đế cuối cùng là [[Thomas Palaiologos]] and [[Demetrios Palaiologos]] đồng cai trị. Lãnh địa này tiếp tục tồn tại dưới tư cách là chư hầu của đế quốc Osman, tuy nhiên do những yếu kém trong việc cai trị, hai anh em nhà Palaiologos không có đủ tài chính để chi trả các khoản cống phẩm cho người Osman và vì vậy vào tháng 5 năm 1460, vua Mehmet II đã xua quân tấn công lãnh thổ này và đến mùa hè đã xâm chiếm hết toàn bộ Mystra. Nhân cơ hội đó, Demetrios đã nhờ người Thổ Osman đánh đuổi em trai Thomas của mình ra khỏi Mystra, hy vọng có thể độc chiếm ngôi bá vương xứ này nhưng sau khi Thomas bỏ chạy thì người Thổ đã biến Mystra thành một tỉnh của đế quốc. Demetrios sống phần đời còn lại của mình dưới tư cách là sủng thần của Mehmet tại [[Edirne]] và sau đó là [[Didymoteicho]].
 
Một số thành trì khác của đế quốc vẫn tồn tại một thời gian sau đó. Đảo [[Monemvasia]] không chịu đầu hàng người Thổ và tiếp tục tổ chức kháng chiến. Ban đầu nó được cai trị bởi một [[cướp biển]] người [[Aragón]], sau ông này bị dân địa phương lật đổ và, dưới sự ưng thuận của Thomas Palaiologos, được đặt dưới quyền bảo hộ của [[Vatican]] cho đến hết năm 1460. Các bộ tộc địa phương ở [[Bán đảo Mani]] - một mỏm đất nằm ở cực Nam Mystra - cũng liên kết lại với nhau chống cự thêm một thời gian, sau trở thành một xứ bảo hộ của [[Cộng hòa Venezia]] và cuối cùng cũng thành một chư hầu của đế quốc Thổ Osman. Thành trì cuối cùng của Đông La Mã là [[Salmeniko]] nằm ở Tây Bắc Mystra. [[Graitzas Palaiologos]] là người lãnh đạo về quân sự tại đây, với tổng hành dinh đặt ở [[lâu đài Salmeniko]]. Khi thành phố đầu hàng trước người Osman, Graitzas và các thuộc hạ cùng một số cư dân vẫn tiếp tục chống giữ pháo đài Salmeniko cho đến khi họ đào tẩu sang Venezia vào tháng 7 năm 1461. Đến đây thì các tàn dư của Đông La Mã coi như đã bị tiêu diệt sạch.<ref>William Miller, "Monemvasia," [http://www.archive.org/stream/journalofhelleni27sociuoft#page/236/mode/1up ''The Journal of Hellenic Studies''], 1907, tr. 236</ref>