Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nigeria”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: sửa chính tả 3, replaced: ]] and và [[ using AWB
n tên bài chính, replaced: BeninBénin (6)
Dòng 79:
}}
 
'''Nigeria''', tên chính thức: '''Cộng hòa Liên bang Nigeria''' ([[tiếng Anh]]: '''Federal Republic of Nigeria''') là một [[quốc gia]] thuộc khu vực [[Tây Phi]] và cũng là nước đông dân nhất tại [[châu Phi]] với dân số đông [[Danh sách quốc gia theo số dân|thứ 7 trên thế giới]]. Theo số liệu tháng 7 năm 2013, dân số của Nigeria là 174.507.539 người<ref>{{chú thích web | url = https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/ni.html#People | tiêu đề = The World Factbook | author = | ngày = | ngày truy cập = 10 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>. Nigeria giáp [[Bénin|Benin]] về phía tây, [[Niger]] về phía bắc, với [[Tchad]] về phía đông-bắc và với [[Cameroon]] về phía đông. Phía nam Nigeria là [[Vịnh Guinea]], một bộ phận của [[Đại Tây Dương]].
 
Con người đã có mặt tại Nigeria khoảng 9000 năm trước [[công Nguyên|công nguyên]]. Trong lịch sử, tại Nigeria đã tồn tại rất nhiều quốc gia khác nhau với những nền văn hóa riêng đặc sắc. Bước sang [[thế kỷ 19|thế kỉ 19]], Nigeria trở thành thuộc địa của [[Đế quốc Anh|Đế chế Anh]]. Nó giành được độc lập vào ngày [[1 tháng 10]] năm [[1960]]. Tuy nhiên, sau đó Nigeria lại nằm dưới sự cai trị của chính phủ quân sự độc tài cho đến mãi năm 1999, khi nền [[dân chủ]] được phục hồi. Ngày nay, Nigeria vẫn là một nước [[nghèo]], và [[chỉ số phát triển con người]] ở mức rất thấp. Nigeria là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi và là thành viên của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ ([[Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa|OPEC]]). Nhờ [[xuất khẩu]] [[dầu mỏ]], kinh tế Nigeria đã bắt đầu phát triển trong những năm gần đây nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Năm 1960, Nigeria trở thành thành viên của [[Liên Hiệp Quốc]], ngoài ra nó còn tham gia các tổ chức khác như [[Liên minh châu Phi]], và [[Khối Thịnh vượng chung Anh]].
Dòng 96:
 
=== Thời thuộc địa ===
[[Tập tin:Ancient Benin city.JPG|nhỏ|phải|250px|[[Thành phố [[Bénin|Benin]] cổ đại]]
Những nhà thám hiểm Bồ Đào Nha là những người đầu tiên bắt đầu buôn bán với Nigeria tại cảng mà họ đặt tên là [[Lagos]] và [[Calabar]]. Những người châu Âu buôn bán với các bộ tộc sống gần bờ biển và đôi khi họ còn đàm phán để được buôn bán cả nô lệ cho dù điều đó phương hại đến nhiều bộ tộc khác ở Nigeria. Sau cuộc chiến tranh [[Napoléon Bonaparte|Napoleon]], người Anh mở rộng thương mại vào sâu bên trong Nigeria. Do đó rất nhiều công dân ở các thuộc địa của Anh trước đây có nguồn gốc từ các sắc tộc Nigeria.
 
Năm 1885 người Anh tuyên bố khu vực ảnh hưởng của mình ở Tây Phi và được quốc tế công nhận. Trong năm sau Công ty Hoàng gia Niger được thành lập dưới sự quản lý của [[George Taubman Goldie]]. Năm 1900 diện tích đất của công ty chuyển sang cho chính phủ Anh kiểm soát với mục đích củng cố ảnh hưởng đối với Nigeria bấy giờ. Ngày 01 tháng 1 năm 1901 Nigeria trở thành nước được Anh bảo hộ, và thuộc một phần của Đế quốc Anh. Nhiều cuộc chiến chống lại sự bành chướng của Anh do các tiểu bang của Nigeria phát động đã diễn ra vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Đáng chú ý nhất là cuộc chiến xâm lược [[Bénin|Benin]] của Anh vào năm 1897 và [[Chiến tranh Anglo-Aro]] từ năm 1901 đến 1902. Sự sụp đổ của các tiểu bang này dẫn đến sự cai trị của người Anh ở khu vực Niger.
 
Năm 1914, khu vực Niger chính thức được thống nhất thành Khu vực Thuộc địa và Bảo hộ Nigeria. Về mặt hành chính, Nigeria vẫn chia thành các tỉnh phía Bắc, phía Nam và thuộc địa Lagos. Nền giáo dục phương Tây cùng với nền kinh tế hiện đại phát triển ở phía nam nhanh hơn ở phía bắc, và kết quả được cảm nhận rõ trong đời sống chính trị của Nigeria hơn bao giờ hết. Năm 1936 chế độ nô lệ cuối cùng ở miền bắc Nigeria biến mất<ref>{{chú thích web | url = http://www.bbc.co.uk/worldservice/specials/1624_story_of_africa/page56.shtml | tiêu đề = BBC World Service | author = | ngày = | ngày truy cập = 10 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>.
Dòng 230:
== Địa lý ==
{{main|Địa lý Nigeria}}
Nigeria nằm ở tây Phi trên [[Vịnh Guinea]] và có tổng diện tích 923.768 km2 (356.669 sq mi)<ref>{{chú thích web | url = https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/rankorder/2147rank.html | tiêu đề = The World Factbook | author = | ngày = | ngày truy cập = 10 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>, là quốc gia lớn thứ 32 trên thế giới (sau [[Tanzania]]). Nó có chung 4.047&nbsp;km (2.515&nbsp;mi) đường biên giới với [[Bénin|Benin]] (773&nbsp;km), [[Niger]] (1.497&nbsp;km), [[Tchad]] (87&nbsp;km), [[Cameroon]] (1690&nbsp;km), và có một đường bờ biển ít nhất 853&nbsp;km. Điểm cao nhất Nigeria là [[Chappal Waddi]] với độ cao 2.419&nbsp;m (7.936&nbsp;ft). Các sông chính là [[sông Niger|Niger]] và [[sông Benue|Benue]] hội tụ rồi đổ vào đồng bằng sông Niger, một trong những đồng bằng lớn nhất thế giới và tạo nên một vùng rừng ngập mặn Trung Phi rộng lớn.
 
Nigeria cũng là một trung tâm quan trọng đối với [[đa dạng sinh học]]. Nhiều người tin rằng các khu vực xung quanh [[Calabar]], bang Cross River, tập trung nhiều loài bướm nhất thế giới. Loài khỉ khoan chỉ được tìm thấy trong tự nhiên ở Đông Nam Nigeria và [[Cameroon]] lân cận
Dòng 304:
 
=== Ngôn ngữ ===
[[Tập tin:Nigeria Benin Cameroon languages.png|nhỏ|phải|400px|Bản đồ phân bố các nhóm ngôn ngữ ở Nigeria, [[Cameroon]], và [[Bénin|Benin]] ]]
Số ngôn ngữ ở Nigeria được ước tính là 521. Con số này bao gồm 510 ngôn ngữ còn tồn tại, hai ngôn ngữ thứ hai mà không có người bản ngữ và chín ngôn ngữ đã tuyệt chủng. Ở một số vùng của Nigeria, các nhóm dân tộc nói nhiều ngôn ngữ. Tiếng Anh được chọn là ngôn ngữ chính thức để tạo thuận lợi cho sự thống nhất văn hóa và ngôn ngữ của đất nước. Sự lựa chọn tiếng Anh như ngôn ngữ chính thức có liên quan đến một thực tế là một phần của dân số Nigeria nói tiếng Anh, kết quả của việc Nigeria nằm dưới sự cai trị của thực dân Anh mãi đến năm 1960.
 
Các ngôn ngữ chính được nói ở Nigeria đại diện cho ba nhóm ngôn ngữ lớn ở châu Phi - phần lớn là ngôn ngữ Niger-Congo, như [[Yoruba]], [[Igbo]], ngôn ngữ [[Hausa]] là Afro-Asiatic; và Kanuri, nói ở phía đông bắc, chủ yếu là bang Borno, nằm trong nhóm ngôn ngữ Nilo-Sahara. Mặc dù hầu hết các nhóm dân tộc thích giao tiếp bằng ngôn ngữ riêng của họ, tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ chính thức, và được sử dụng rộng rãi trong hệ thống giáo dục, các giao dịch kinh doanh, và cho các sự kiện trang trọng. Tiếng Anh được xem là ngôn ngữ thứ nhất, tuy nhiên, vẫn chỉ được nói bởi các nhóm nhỏ thành thị của đất nước, và nó không hề được nói ở một số vùng nông thôn. Với đa số dân số của Nigeria ở các vùng nông thôn, các ngôn ngữ giao tiếp chính trong nước vẫn là ngôn ngữ bản địa. Trong số này, đáng chú ý là Yoruba và Igbo, có nguồn gốc từ việc tiêu chuẩn hóa một số ngôn ngữ bản địa khác nhau và được sử dụng rộng rãi bởi các nhóm dân tộc đó. Tiếng Anh Pidgin, thường được gọi đơn giản là 'Pidgin' hoặc 'tiếng Anh biến thể", cũng là một ngôn ngữ phổ biến, mặc dù với khu vực khác nhau có chịu thêm ảnh hưởng của phương ngữ và tiếng lóng. Tiếng Anh hoặc tiếng Anh Pidgin được nói rộng rãi ở khu vực đồng bằng sông Niger, chủ yếu tại [[Warri]], [[Sapele]], [[Port Harcourt]], [[Agenebode]], và [[thành phố [[Bénin|Benin]].<ref>{{chú thích web | url = http://books.google.com/books?id=auI_WuBrWncC&pg=PA55#v=onepage&q&f=false | tiêu đề = Multilingualism | author = | ngày = | ngày truy cập = 30 tháng 9 năm 2015 | nơi xuất bản = Google Books | ngôn ngữ = }}</ref>
 
== Văn hóa ==