Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đoàn Kỳ Thụy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Romariot (thảo luận | đóng góp)
Woo Deok (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 7:
</tr>
<tr style="text-align: center;">
<th colspan="2" bgcolor="#0000C8" style="color:white">Đại Tổng thống tạm thời Trung Hoa Dân Quốc</th>
</tr>
<tr>
Dòng 64:
</table><noinclude>
 
'''Đoàn Kỳ Thụy''' ([[bính âm]]: ''段祺瑞''; [[1865]] – [[1936]]) là một quân phiệt và chính khách quan trọng của [[Trung Quốc]] thời [[Nhà Thanh|Thanh mạt]] và đầu [[Trung Hoa Dân Quốc]]. Ông từng đảm nhiệm vị trí chỉ huy trưởng quân đội [[Quân Bắc Dương|Bắc Dương]] và là Đại Tổng thống tạm quyền của Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ở [[Bắc Kinh]] trong giai đoạn từ năm 1924 – 1926.
 
== Thân thế ==
Dòng 75:
 
== Sự nghiệp chính trị ==
Tuy vậy, Đoàn lại là người phản đối ý định của Viên khi ông ta nuôi mộng khôi phục chế độ quân chủ để làm hoàng đế bởi vì Đoàn muốn kế nhiệm Viên để làm Đại Tổng thống. Đoàn tính sử dụng chiêu thức mà Viên đã từng làm trong [[Cách mạng Tân Hợi|Khởi nghĩa Vũ Xương]] khi đứng ra làm trung gian giữa Viên và các thế lực chống đối khác. Mối quan hệ giữa Đoàn và Viên đã xoay chuyển vĩnh viễn khi Đoàn được đề cử vào chức vụ Thủ tướng – chức vụ mà Viên đã phế bỏ quyền lực. Đoàn làm Thủ tướng trong nhiều chính phủ được lập nên và bị giải thể trong suốt từ năm 1913 – 1918. Tham vọng của Viên là làm Hoàng đế đã phá vỡ sự thống nhất của Trung Quốc, nhiều tỉnh đã tuyên bố độc lập, tách rời ra khỏi sự quản lý của Chính phủ Bắc Kinh do Viên kiểm soát.<ref name="Spence 282">Spence, p. 282-283.</ref>
 
=== Chiến tranh thế giới lần 1 ===
Tại châu Âu, khi sự bắt đầu Thế chiến 1 đạt đến đỉnh điểm vào 1916 – 1917. Đoàn nhận thấy đây là thời cơ để giành sự ủng hộ của phương Tây và Hoa Kỳ khi tuyên bố theo phe Đồng Minh chống lại Đức.<ref name="Spence 285" /> Đoàn cho rằng, khi Trung Hoa tham gia cuộc chiến sẽ giúp họ cắt giảm được phí bồi thường chiến tranh và các điều khoản nhượng bộ. Hơn thế nữa, Đoàn cho rằng việc tham gia một cuộc chiến có tầm cỡ như thế sẽ nâng cao được vị thế và uy tín Trung Quốc trên trường quốc tế.<ref name="Gray 171" /> Tuy nhiên, cả Tổng thống và Phó Tổng thống cùng với hơn đại đa số thành viên Quốc hội phản đối. Đoàn mất kiên nhẫn trong việc thuyết phục các thành viên Quốc hội thông qua dự luật, do đó, ông đã sử dụng các lực lượng xã hội đen để tiến hành kế hoạch. Sau khi Quốc hội bỏ phiếu buộc Đoàn phải từ chức, thì Đại Tổng thống [[Lê Nguyên Hồng]] đã phế truất ông.<ref name="Gray 173">Gray, p. 173.</ref>
 
Kế hoạch của Đoàn là ông muốn thương lượng nhượng bộ cho người Nhật để nhận được sự hỗ trợ tài chính giúp ông xây dựng quân đội để ông Nam phạt.<ref name="Gray 171">Gray, p. 171-172.</ref> Với một chính phủ nghèo nàn về ngân sách và tình trạng chiến tranh ở châu Âu đang lên cao khiến cho Đoàn không thể sử dụng được cách nào, ông đã bí mật thỏa thuận với Nhật qua món vay Nishihara vào tháng 9, 1917.<ref name="Gray 171">Gray, p. 171-172.</ref> Đổi lại, ông cho phép quân Nhật trú đóng tại tỉnh [[Sơn Đông]], vốn là đất đã nhượng cho người Đức, và quyền xây dựng hai tuyến đường sắt mới. Điều này đã châm ngòi cho cuộc chiến chính trị trên khắp Trung Quốc, cuộc tuần hành của phong trào Ngũ Tứ phản đối mạnh mẽ việc nhượng quyền cho Nhật, nhưng Đoàn đã nhận tiền để xây dựng quân đội của mình, sau này chính điều này là lý do tạo nên khủng hoảng Sơn Đông.<ref name="Spence 288">Spence, p. 288.</ref>
Dòng 87:
Tuy nhiên, Đoàn vẫn còn ảnh hưởng rất lớn tại [[Bắc Kinh]] vì rất nhiều chỉ huy quân sự rất trung thành với ông. Phùng buộc phải tái bổ nhiệm ông vào chức Bộ trưởng Bộ Chiến tranh, và lại một lần nữa, Đoàn xua binh tiến đánh miền Nam. Trước khi Nam phạt, ông đã ra lệnh cho [[Trương Tác Lâm]] - quân phiệt [[Mãn Châu]], đưa quân đến Bắc Kinh để gây sức ép lên Phùng và buộc ông phải phục hồi chức vụ Thủ tướng. Trong cuộc chiến tranh Nam phạt, Ngô Bội Phu lại tiếp tục bất tuân lệnh, từ chối chinh phạt các tỉnh miền Nam.<ref name="Gray 174">Gray, p. 174-175.</ref> Để đối phó lại mối đe dọa tiềm tàng từ liên minh (sau này gọi là quân phiệt Trực Lệ) giữa Phùng Quốc Chương, [[Trọng San]] (''仲珊'') và Ngô Bội Phu, Đoàn đã củng cố vị trí của mình bằng việc thành lập liên minh chính trị thường được gọi dưới cái tên "An Huy quân". Ông dùng ngân sách có được từ tiền vay của Quỹ Nishihara để xây dựng lực lượng quân sự của mình, thuê sĩ quan Nhật huấn luyện cho lính của mình.<ref name="Gray 177">Gray, p. 177.</ref>
 
Nhiệm kỳ Đại Tổng thống của Phùng hết vào ngày 10 tháng 10 năm 1918, để xoa dịu miền Nam, Phùng đã từ chối phục hồi chức vụ Thủ tướng để Đoàn không có cơ hội tái ứng cử. Địa vị của Đoàn bị lung lay khi tin đồn về những thỏa thuận mật giữa ông và Nhật bị lộ.<ref name="Gray 178-179">Gray, p. 178-179.</ref> Khi thông tin về Quỹ Nishihara bị phơi bày, cùng với hiệp ước bí mật giữa Đồng Minh và Nhật về việc chuyển giao quyền quản lí [[Sơn Đông]] cho Nhật Bản tại [[Hòa ước Versailles]]. Bắc Kinh và các tỉnh trong cả nước đồng loạt nổ ra các vụ biểu tình được biết dưới tên gọi "[[Phong trào Ngũ Tứ]]" và ngày 4 tháng 5, 1919. Trọng San và Ngô Bội Phu liên minh với các lãnh đạo quân sự chống đối Đoàn, trong đó có [[Trương Tác Lâm]]. Họ gạt bỏ [[Từ Thụ Lâm]](徐樹錚) – cấp dưới gần gũi của Đoàn, ra khỏi mọi chức vụ vào 4 tháng 7, 1919. Đoàn ép tân Đại Tổng thống cách chức Trọng và Ngô mặc dù trên thực tế ông không có cách nào để gạt bỏ được hai người này ra khỏi chức vụ. Ông đặt lại tên quân đội của mình là "Bình Quốc Quân" và huy động họ để đánh nhau với quân phiệt Trực Lệ và các thế lực liên mình của họ.<ref name="Gray 178-179">Gray, p. 178-179.</ref>
 
=== Mất dần quyền lực ===
Cuộc chiến giữa ông và Phùng được biết đến với tên Chiến tranh Trực – An (An Huy – Trực Lệ) kéo dài từ 14 tháng 7 đến 18 tháng 7 năm 1920. Mặc dù quân của Đoàn được huấn luyện và trang bị vũ khí từ phía Nhật, nhưng Ngô Bội Phu vẫn dễ dàng giành chiến thắng trước họ.<ref name="Gray 178-179" /> Quyền lực quân sự của ông tiêu tan, ông chạy sang tỵ nạn trong tô giới Nhật ở [[Thiên Tân]].
 
Ngày 23 tháng 10 năm 1924, [[Phùng Ngọc Tường]] phát động chính biến ở Bắc Kinh, phế tổngĐại Tổng thống [[Tào Côn]], mời [[Tôn Trung Sơn]] đến Bắc Kinh đàm phán, và thỏa hiệp với các quân phiệt [[Trương Tác Lâm]], [[Trương Học Lương]], [[Trương Tông Xương]]. Phùng cũng mời Đoàn nắm giữ chức vụ Đại Tổng thống trong Chính phủ lâm thời Bắc Dương.
 
Ngày 24 tháng 4 năm 1925, Đoàn đã cho giải tán Quốc hội Dân quốc, chuyển quyền lập pháp cho Lâm thời Tham chính viện. Hành động này đã làm dấy lên cuộc vận động phản đối chính phủ của học sinh Bắc Kinh. Chính phủ lâm thời của Đoàn bất lực trong việc thu xếp. Ngày 18 tháng 3 năm 1926, chính phủ ra lệnh đàn áp phong trào, dẫn đến [[Cuộc thảm sát 18 tháng 3]] (三·一八惨案) tại Bắc Kinh. Uy tín của chính phủ lâm thời càng lúc càng lung lay. Chưa đầy 1 tháng sau, ngày 9 tháng 4, Phùng Ngọc Tường một lần nữa phát động chính biến. Đoàn phải từ chức, một lần nữa đến Thiên Tân lánh nạn.