Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Văn Huy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
cập nhật liên kết
Sửa nhỏ Viện Hàn lâm KHXH
Dòng 54:
'''Nguyễn Văn Huy''' gắn bó với công việc nghiên cứu dân tộc học và bảo tàng dân tộc học trong suốt hơn 40 năm qua. Trong những năm 1970, ông liên tục đi nghiên cứu điền dã, điều tra cơ bản các dân tộc có dân số ít và thiếu thông tin ở vùng cao, biên giới, thuộc các tỉnh biên giới Việt-Trung, Việt-Lào, như các dân tộc thuộc các ngữ hệ Môn - Khmer, Hà Nhì - Lô Lô, Ka Đai, v.v... Những nghiên cứu của ông đã mang lại nhiều hiểu biết mới về tộc người được nghiên cứu, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ hàng đầu của ngành dân tộc học lúc đó là xác định thành phần các dân tộc ở Việt Nam.
 
Năm 1983, Nguyễn Văn Huy được bổ nhiệm là Phó Viện trưởng [[Viện Dân tộc học (Việt Nam)]], trực thuộc [[Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam|Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam]]. Ông đã tiên phong trong một lĩnh vực mới, một mũi nhọn trong dân tộc học khi ấy, đó là xã hội học tộc người tại Viện. Ông cùng đồng nghiệp đã thực hiện những nghiên cứu xã hội học đầu tiên ở nhiều tỉnh trong cả nước, từ Bắc tới Nam. Hướng nghiên cứu chủ yếu của ông khi ấy tập trung vào những vấn đề cuộc sống đương đại cũng như phát triển của các dân tộc thiểu số và các quan hệ dân tộc ở Việt Nam.
 
Năm 1995, ông giữ cương vị Giám đốc [[Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam]], trực thuộc [[Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam|Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam]]. Trong thời gian giữ cương vị này đến năm 2006, ông đã lãnh đạo bảo tàng non trẻ này đạt nhiều thành tựu, trở thành một trong những bảo tàng hấp dẫn và năng động nhất hiện nay ở Việt Nam (đón hơn 200.000 khách một năm); mở ra nhiều hướng mới cho giới bảo tàng Việt Nam trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa như liên kết bảo tàng với cộng đồng, tổ chức biểu diễn, trình diễn văn nghệ dân gian, các nghề thủ công ở bảo tàng, xây dựng các chương trình giáo dục tại bảo tàng, và mở rộng mạng lưới với [http://www.amnh.org/exhibitions/vietnam/ các bảo tàng khu vực và quốc tế] v.v...
 
Từ năm 2007, ông là Giám đốc [http://www.cpd.vn/ Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam], hoạt động nhằm nghiên cứu, bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể thông qua tiểu sử, ký ức, tư liệu và hiện vật cá nhân của các nhà khoa học Việt Nam. Giới thiệu, trưng bày về cuộc sống, những đóng góp và lao động khoa học của nhà khoa học, tôn vinh các nhà khoa học đã cống hiến vì sự nghiệp khoa học Việt Nam, vì tổ quốc Việt Nam.
 
Năm 2014, ông và gia đình đã thành lập [https://www.facebook.com/NguyenVanHuyenMuseum Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên], một bảo tàng ngoài công lập, nhằm trưng bày cuộc đời và sự nghiệp của người cha của mình là giáo sư [[Nguyễn Văn Huyên]]. Điểm đặc biệt là Bảo tàng sử dụng dòng tự sự của ngôi thứ nhất, là những người con, kể chuyện về bố mẹ của mình. Qua trưng bày, Bảo tàng mong muốn chuyển tới công chúng thông điệp rằng cuộc đời cùng với những tư liệu và ký ức của một con người, một gia đình góp phần tăng thêm hiểu biết về lịch sử, xã hội, và văn hóa của một thời kỳ, một đất nước. Việc giữ gìn, bảo tồn các tư liệu, hiện vật của mỗi cá nhân, mỗi gia đình sẽ khiến cho di sản của địa phương, của đất nước thêm giàu có. Địa chỉ của bảo tàng tại [https://www.facebook.com/NguyenVanHuyenMuseum/photos/pb.504579126291125.-2207520000.1421397410./778120132270355/?type=3&theater xóm 5, thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội], quê hương của giáo sư Nguyễn Văn Huyên. Ngày 19 tháng 12 năm 2014, Bảo tàng đã chính thức được khai trương và mở cửa đón công chúng vào thứ 7 và Chủ nhật hằng tuần.