Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Atago (lớp tàu khu trục)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 186:
 
=== Ngư lôi hạng nhẹ Mk-46 ===
Tàu còn có sự hỗ trợ của 2 cụm phóng ngư lôi với 3 ống phóng 324mm Type 68 sử dụng ngư lôi Mk-46. Hệ thống phóng được thiết kế có khả năng xoay, điều hướng và và bắn từ xa (riêng việc bắn có thể thực hiện tại chỗ bằng tay) nhắm tới mục tiêu cần diệt. Các ống phóng được làm từ vật liệu sợi thủy tinh hoặc kim loại, bên trong ống được bọc một lớp sợi thủy tinh để có thể bảo quản ngư lôi trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của Nhật Bản. Ngoài ra, tàu cũng có thể sử dụng các loại ngư lôi khác như Mk-50, Mk-54 hay loại Type 73 (tương đương Mk-46) do Nhật tự phát triển.
 
Chương trình chế tạo ngư lôi Mk-46 được bắt đầu vào năm 1960 nhằm thay thế cho ngư lôi Mk-44 đã lạc hậu. Ngư lôi Mk-46 chính thức được đưa vào trang bị năm 1967. Ngư lôi Mk-46 có vỏ làm bằng hợp kim nhôm, chiều dài 2,591m, đường kính 0,324m, trọng lượng 230,4  kg, vận tốc hành trình 45 hải lý (83,4  km/h) tầm bắn 11  km, khả năng lặn sâu 455m, hệ thống dẫn đường thủy âm chủ động - thụ động, đầu đạn nổ phá PBXN-103 43,1  kg, đầu nổ tiếp xúc, động cơ phản lực nước chạy  điện  giúp giảm tối đa độ ồn. Nguồn năng lượng được cung cấp bởi hệ thống ắc quy điện kẽm - bạc (cung cấp năng lượng cho động cơ điện công suất 35 mã lực). Mk-46 được trang bị 2 chân vịt quay ngược nhau.
 
Ngư lôi Mk-46 khi bắn sẽ được đẩyphóng khỏikhông ốngtái phóngnạp bằng năngcách lượngnén không khí néntrong 2 bộ chứa thuốc súng phía sau. Sau khi phóng, ngư lôi được thả bằng dù và bắn sau khi lao xuống nước. Sau đó, Mk-46 bắt đầu tìm kiếm mục tiêu và cơ động theo đường ốc xoắn. Hệ thống dẫn đường có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 595m. Sau khi phát hiện mục tiêu, ngư lôi bắt đầu lao đến mục tiêu với vận tốc rất nhanh. Trong trường hợp tấn công không thành công, hệ thống dẫn đường cho phép tiến hành tấn công lại.<ref name=":3" />
 
=== Tên lửa chống hạm SSM-1B Type 90 ===
Dòng 208:
 
=== Pháo hạm 127 mm Mk-45 mod 4 ===
Pháo chính của tàu là pháo hạm 127&nbsp;mm Mk-45 mod 4 có chiều dài nòng gấp 62 lần đường kính do NhậtCông ty Japan Steel Works sản xuất theo giấy phép của của Tập đoàn BAE System, Anh. Pháo có trọng lượng 28,9 tấn, sử dụng nòng pháo dài 7,87m (tuổi thọ bắn 7.000 phát đạn), tốc độ bắn từ 16 - 20 viên/phút, tầm bắn tối đa 37&nbsp;km, lên đến 50&nbsp;km với đạn tăng tầm. Tốc độ bắn nhanh cùng với khả năng bắn nhiều loại đạn đặc biệt khiến Mk-45 mod 4 thích hợp với nhiều vai trò như tấn công tàu chiến đối phương trên mặt nước, phòng không và pháo kích bờ biển yểm trợ cho chiến dịch đổ bộ, tấn công nhanh.
 
Mk-45 mod 4 được trang bị bộ nạp đạn tự động sức chứa 20 viên, có thể bắn hoàn toàn tự động và thời gian nạp đạn giữa mỗi lần bắn chưa tới 1 phút. Để vận hành liên tục Mk-45 mod 4 đòi hỏi cần có 6 binh sĩ trên boong tàu (chỉ huy pháo, người điều khiển và 4 người tiếp đạn) để có thể tác chiến liên tục. Khoang chứa đạn của pháo có thể mang theo tới 680 đạn pháo cho phép tác chiến trong thời gian dài. Loại đạn dùng cho Mk-45 mod 4 có thể là loại xuyên giáp, gây cháy, văng mảnh trực tiếp và thậm chí có thể được dẫn đường để phá hủy các tên lửa chống hạm. Tháp pháo được thiết kế tăng cường các góc cạnh để làm tăng khả năng tàng hình cho tàu.