Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phế phi Doãn thị”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 32:
 
== Phế truất và qua đời ==
Ngày [[1 tháng 6]], năm [[1479]], nhân ngày sinh nhật của Vương phi Doãn thị, nhà vua ghé lại nơi bà ở. Khi cơn ghen tuông lên tới cực điểm, Doãn thị đã vô tình làm Thành Tông bị thương và để lại một vết sẹo trên má ông, mặc dù ông rất cố gắng che giấu, nhưng Đại phi vẫn phát hiện ra và ra lệnh điều tra. Ngày hôm sau, bà bị phế truất làm thứ nhân (dân thường)<ref>[http://sillok.history.go.kr/inspection/insp_king.jsp?id=wia_11006002_001&tabid=w Triều Tiên vương triều thực lục - Thành Tông thực lục - quyển 105]: Thành Tông năm thứ 10, ghi chép ngày 02 tháng 6, đoạn 1.</ref> và phảibị sốngđuổi lưukhỏi đàyvương cung. Tình hình còn trở nên tồi tệ hơn khi ngày [[12 tháng 6]] năm đó, người con trai bé do bà sinh hạ cũng chết<ref>[http://sillok.history.go.kr/inspection/insp_king.jsp?id=wia_11006012_003&tabid=w Triều Tiên vương triều thực lục - Thành Tông thực lục - quyển 105]: Thành Tông năm thứ 10, ghi chép ngày 12 tháng 6, đoạn 3.</ref>. Tháng 11 năm sau, Thành Tông lập người cùng nhập cung một ngày với bà là Thục nghi Doãn thị (tức [[Trinh Hiển Vương hậu]]) làm Vương phi. Như thế hy vọng khôi phục Vương vị của bà đã tan biến.
 
Mặc dù bà đã bị phế làm thứ nhân, nhưng Thành Tông vẫn lo sợ sau khi mình chết thì bà với tư cách là mẹ đẻ của vị vua mới sẽ gây ra nhiều điều nguy hại cho xã tắc. Ngày [[16 tháng 8]], năm [[1482]], nhà vua quyết định sai Tả thừa chỉ [[Lý Thế Tá]] (李世佐) tới nhà riêng của bà để ban chết cho bà bằng thuốc độc. Tuy vậy vào năm [[1489]], Thành Tông vẫn ban chiếu chỉ cho bà được hưởng các nghi lễ cúng tế dành cho phi tần<ref>[http://sillok.history.go.kr/inspection/insp_king.jsp?id=wia_12005020_007&tabid=w Triều Tiên vương triều thực lục - Thành Tông thực lục - quyển 228]: Thành Tông năm thứ 20, ghi chép ngày 20 tháng 5, đoạn 7.</ref>. Năm sau, con trai bà Lý Long được phong làm [[Thế tử]].