Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tính Không”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tính Không trong Phật giáo Tây Tạng: clean up, replaced: , → , using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
{{Cần hệ thống lại}}
{{Buddhism}}
'''Không tính''' (zh. 空, 空 性, sa. ''śūnya'', tính từ, sa. ''śūnyatā'', danh từ, bo. ''stong pa nyid'' སྟོང་པ་ཉིད་), co nghĩa là "trống rỗng", "trống không", là một khái niệm trung tâm của đạo Phật, quan trọng nhất và cũng trừu tượng nhất. Trong thời đạo Phật nguyên thủy, kinh điển đã nhắc rằng, mọi sự vật là giả hợp, [[hữu vi]] (sa. ''saṃskṛta''), trống rỗng (sa. ''śūnya''), [[Vô thường]] (sa. ''anitya''), [[Vô ngã]] (sa. ''anātman'') và [[Khổ (Phật giáo)|Khổ]] (sa. ''duḥkha'').
 
Trong [[Tiểu thừa]], tính Không nhằm nói về thể tính của con người và được sử dụng như một tính từ (sa. ''śūnya''). Đại thừa đi thêm một bước nữa, sử dụng tính Không như một danh từ (sa. ''śūnyatā''), xem Không là vạn sự, vạn sự là Không, tức mọi hiện tượng thân tâm đều không hề có [[tự tính]] (sa. ''svabhāva''). Mọi pháp đều chỉ là những dạng trình hiện (呈現, en. ''appearance'', de: ''Erscheinung''), chúng xuất phát từ tính Không, là không. Tính Không vừa chứa tất cả mọi hiện tượng, vừa xuyên suốt các trình tự phát triển sự vật.