Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đạt-lai Lạt-ma”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tên gọi và lịch sử: sửa chính tả 3, replaced: ( → (, ) → ), . → . using AWB
Dòng 28:
Danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma được vua [[Mông Cổ]] [[Altan Khan]] phong cho phương trượng của trường phái [[Cách-lỗ phái|Cách-lỗ]] (bo. དགེ་ལུགས་པ་, hay Hoàng giáo) vào năm [[1578]]. Kể từ [[1617]], Đạt-lại Lạt-ma thứ 5 trở thành người lãnh đạo chính trị và tinh thần của [[Tây Tạng]]. Kể từ đó, người Tây Tạng xem Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân của [[Quán Thế Âm]] và [[Ban-thiền Lạt-ma]] là người phụ chính. Mỗi một Đạt-lại Lạt-ma được xem là tái sinh của vị trước. Vị Đạt-lại Lạt-ma thứ 6 có trình độ học thuật rất cao thâm và cũng là một nhà thơ.
 
Trái với quan điểm thông thường, Đạt-lại Lạt-ma không phải là người lãnh đạo tinh thần cao nhất của trường phái [[Cách-lỗ phái|Cách-lỗ]], địa vị này có tên là [[Ganden Tripa]] ( Bậc Trì Giữ Pháp Tòa ) .
 
Vị [[Đăng-châu Gia-mục-thố|Đạt-lại Lạt-ma hiện nay]] là vị thứ 14, sống lưu vong tại [[Ấn Độ]] từ [[1959]] đến nay. Sư được trao [[giải Nobel Hòa bình]] năm [[1989]], đồng thời là người đại diện [[Phật giáo]] xuất sắc hiện nay trên thế giới. Các tác phẩm Sư viết trình bày [[Phật giáo Tây Tạng]] và Phật pháp nói chung được rất nhiều người đọc kể cả người trong các nước Tây phương.