Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học chính trị”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xixaxixup (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 3:
{{Chính trị}}
 
'''Triết học chính trị''' nghiên cứu các vấn đề cơ bản về [[nhà nước]], [[chính phủ|chính quyền]], [[chính trị]], [[quyền tự do|tự do]], [[công bằng]], [[tài sản]], [[quyền]], [[luật]] và việc thực thi luật pháp bởi các cơ quan thẩm quyền. Mục tiêu nghiên cứu của triết học chính trị nhằm lý giải về mối quan hệ cũng như sự tồn tại của các vấn đề trên một cách thấu đáo bởi các nhà triết học; cụ thể là trả lời các câu hỏi như những yếu tố kể trên là gì, tại sao lại phải có chúng, cái gì khiến cho chính quyền là hợp pháp, những quyền và tự do nào cần được bảo vệ và tại sao, luật pháp là gì và khi nào có thể hủy bỏ luật một cách hợp lẽ.
 
Trong ngôn ngữ thông thường, "triết học chính trị" chỉ có nghĩa chỉ quan điểm chung, hoặc niềm tin hay thái độ đạo đức cụ thể về [[chính trị]] mà không nhất thiết thuộc về chuyên ngành nào của [[triết học]].
 
==Chủ đề==
Chủ đề của triết học chính trị bao gồm:
*Định nghĩa của các khái niệm về chính trị
*Lý giải về trật tự chính trị
*Xác định và lý giải các nguyên tắc chính sách quan trọng, chẳng hạn như quyền tự do hay công lý
*Biện minh và hạn chế quyền lực chính trị và tính chính danh của nó
*Biện minh mô hình trật tự chính trị (xem triết lý nhà nước)
*Giải thích và thực thi nhân quyền
*Biện minh và đảm bảo sự bao dung và bảo vệ các nhóm thiểu số
*Sự tham gia của các công dân trong chính trị và xã hội
*Biện minh và bảo vệ các nguyên tắc đạo đức trong xã hội
*Xác định giá trị của hành động công cộng và hạnh phúc cá nhân
*Xác định mối quan hệ giữa chính trị và đạo đức
*Xác định mối quan hệ giữa chính trị và bạo lực
*Các vấn đề về công bằng xã hội
*Các vấn đề về quan hệ quốc tế và gìn giữ hòa bình
 
==Lịch sử của triết học chính trị==
===Thời cổ đại===