Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Huyền Trân Công chúa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 24:
}}
[[Tập tin:HuyenTranCongChuadien.jpg|nhỏ|phải|250px|Điện thờ Huyền Trân Công Chúa tại [[Huế]]]]
'''Công chúa Huyền Trân''' ([[chữ Hán]]: 玄珍公主; [[12871289]] - [[1340]]), là một [[công chúa]] đời [[nhà Trần]], là con gái của [[Trần Nhân Tông]], em gái của [[Trần Anh Tông]].
 
Năm [[1306]], Công chúa Huyền Trân được gả cho Quốc vương [[Chiêm Thành]] là [[Chế Mân]] ([[tiếng Phạn]]: ''Jaya Sinhavarman III'') để đổi lấy hai [[châu Ô]], [[châu Lý|Lý]] (từ [[đèo Hải Vân]], [[Thừa Thiên - Huế|Thừa Thiên]] đến phía bắc [[Quảng Trị]] ngày nay). Một năm sau, Chế Mân chết, Huyền Trân công chúa được vua Trần Anh Tông sai [[Trần Khắc Chung]] cướp về, sau đó xuất gia. Câu chuyện về công chúa được truyền tụng trong dân gian, khiến công chúa trở thành một trong những công chúa nổi tiếng nhất trong [[lịch sử Việt Nam]].
 
== Tiểu sử ==
Công chúa không rõ tên thật, theo dã sử được hạ sinh vào năm [[12871289]]<ref>[http://www1.thuathienhue.gov.vn/GeographyBook/Default.aspx?sel=3&id=1001 Đường Huyền Trân Công Chúa tại Huế]</ref>, mẹ công chúa có thể là [[Bảo Thánh hoàng hậu]] - con gái trưởng của Hưng Đạo đại vương [[Trần Quốc Tuấn]]. Tuy nhiên, cũng có khả năng bà là con gái của [[Tuyên Từ hoàng hậu]], em gái của Khâm Từ hoàng hậu.
 
Năm [[1301]], Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông nhận lời mời, du ngoạn vào Chiêm Thành, được [[Quốc vương]] [[Chiêm Thành]] là [[Chế Mân]] tiếp đãi nồng hậu, có ở lại trong cung điện Chiêm Thành gần 9 tháng. Khi ra về, Thái thượng hoàng có hứa gả con gái cho Chế Mân, mặc dù khi đó Chế Mân đã có chính thất là [[Vương hậu Tapasi]], người [[Java]] ([[Indonesia|Nam Dương]] ngày nay). Sau đó nhiều lần, Chế Mân cử sứ sang hỏi về việc hôn lễ, nhưng nhiều quan lại nhà Trần phản đối, chỉ có Văn Túc vương [[Trần Đạo Tái]] và Nhập nội hành khiển [[Trần Khắc Chung]] chủ trương tán thành.