Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đế quốc Khmer”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Tuhati (thảo luận | đóng góp)
→‎Suy vong: Viết chính
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 97:
 
=== Suy vong ===
Indravarman II kế vị và tiếp tục hoàn thành các công trình xây dựng của cha. Dưới sự trị vì của Indravarman II, Campuchia có sự ổn định chính trị trong nước. Tuy nhiên, sức chi phối của Đếđế quốc Khmer đối với các vùng đất xa bắt đầu giảm đi. Kết quả, Chăm PaChampa đã giành lại độc lập, và [[Vươngvương quốc Sukhothai]] ở phía Tâytây bắt đầu nổi lên.
 
Giống như cha mình, Indravarman II là một Phậtphật tử và ông đã cho xây xong một loạt chùa chiền được khởi công từ thời cha mình. Ông không thành công về mặt chiến tranh. Năm 1220, người Khmer rút khỏi nhiều tỉnh mà trước đó đã chiếm được của Chăm-paChampa. Về phía tây, các thần dân người Thái của ông đã nổi lên chống lại và thành lập nên vương quốc XiêmThái đầu tiên là [[Vươngvương quốc Sukhothai]] và đẩy lùi người Khmer. Trong 200 năm tiếp theo, người Thái đã trở thành đối thủ chính của Kambuja.
 
[[Jayavarman VIII]] (trị vì 1243-1295) kế nhiệm Indravarman II. Trái với các vua trước đó, Jayavarman VIII theo [[Ấn Độ giáo]] và là một người chống [[Phật giáo]] một cách kịch liệt. Ông đã cho phá hủy phần lớn các tượng PhậtphậtĐếđế quốc này (các nhà khảo cổ ước đoán có khoảng hơn 10.000, trong đó còn rất ít phế tích còn sót lại đến ngày nay) và cho chuyển các chùa Phật giáo thành đền thờ Ấn Độ giáo. Từ bên ngoài, Đếđế quốc Khmer đang bị quân [[nhà Nguyên|Nguyên Mông]] của tướng [[Sagatu]] của [[Hốt Tất Liệt]] đe dọa. Ông ta đã tránh đụng độ với quân Mông Cổ (khi đó đã chiếm hết [[Trung Hoa]]) bằng cách cống nạp hàng năm cho [[nhà Nguyên]]. Triều đại của Jayavarman VIII kết thúc năm 1295 khi ông bị con rể là [[Srindravarman]] (trị vì 1295-1309) lật đổ. Vua mới là người theo [[Phật giáo Thượng tọa bộ]] (''Theravada''), một trường phái của [[Phật giáo]] du nhập vào [[Đông Nam Á]] từ [[Sri Lanka]] và sau đó lan ra khắp khu vực.
 
Có rất ít tư liệu lịch sử về thời kỳ sau triều vua Srindravarman. Văn bản cuối cùng người ta biết được là một bia khắc từ năm 1327. Không có ngôi đền lớn nào được xây thêm. Các nhà sử học ngờ rằng có mối liên hệ giữa việc nhà vua theo [[Phật giáo Nam truyền]] (do đó không được xem là "devaraja" nữa) và việc không cần phải xây dựng các đền lớn cho devarajas hay để thờ các thần linh bảo vệ cho họ. Việc từ bỏ quan niệm devaraja cũng có thể dẫn đến sự đánh mất quyền lực của hoàng gia và do đó dẫn đến thiếu nhân công. Hệ thống thủy lợi cũng bị thoái hóa dẫn đến mùa màng thất bát do [[lũ lụt]] và [[hạn hán]]. Trong khi trước đó mỗi năm có 3 vụ lúa - điều này đã góp phần cốt yếu cho sự thịnh vượng và quyền lực của đế quốc Khmer - sự giảm sút mùa màng đã làm cho đế quốc này suy yếu thêm. Quốc gia lân bang phía tây của đế quốc này là Vươngvương quốc XiêmThái đầu tiên - [[Vươngvương quốc Sukhothai]], bị một vương quốc khác của người Thái ([[vương quốc Ayutthaya]]) đánh bại vào năm 1350. Sau năm 1352, người Thái đã mở nhiều cuộc tiến công vào đế quốc Khmer nhưng đều bị đánh bật. Cuối cùng, năm 1431, Ayutthaya đã chiếm được Angkor.
 
Trung tâm của của vương quốc Khmer còn sót lại nằm ở phía nam, ở khu vực mà ngày nay là [[Phnôm Pênh]]. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy Angkor không bị bỏ hoang. Một chi của các vua Khmer vẫn còn ở lại Angkor. Sự sụp đổ cuối cùng của Angkor vào thời ấy là sự chuyển đổi tầm quan trọng về kinh tế, và do đó là chính trị, khi Phnôm Pênh trở thành một trung tâm mậu dịch bên [[sông Mê Kông]]. Các công trình xây dựng tốn kém và các xung đột quyền lực trong nội bộ hoàng gia cũng đánh dấu chấm hết cho đế quốc Khmer.
Dòng 109:
Sự hủy hoại sinh thái và hư hỏng hạ tầng cơ sở là một cách lý giải mới khác cho sự chấm dứt của đế quốc này. Dự án Đại Angkor tin rằng người Khmer đã có một hệ thống kênh rạch và hồ chứa phức tạp phục vụ cho mậu dịch, giao thông và thủy lợi. Các kênh được sử dụng để thu hoạch mùa màng và khi dân số tăng lên thì hệ thống kênh rạch bị cản trở dẫn đến thiếu nước và bị lũ lụt hoành hành. Để đáp ứng cho số dân tăng thêm, người ta đã chặt cây trên các ngọn đồi ở Kulen để lấy đất canh tác lúa. Đồi trọc làm cho kênh bị bồi lấp khi mưa to. Sự phá hủy hệ thống thủy lợi đã dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng khác<ref>[http://www.signonsandiego.com/news/world/20040613-0915-fallenangkor.html Scientists dig and fly over Angkor in search of answers to golden city's fall], Miranda Leitsinger, AP, ngày 13 tháng 6 năm 2004</ref>.
 
Có một số bằng chứng cho thấy Angkor được sử dụng lâu hơn. Dưới thời vua [[Barom Reachea I]] (trị vì 1566 - 1576), là vị vua đã tạm thời kế vị sau khi đã đẩy lùi quân Thái đã quay lại đóng đô ở Angkor trong một thời gian ngắn. Từ thế kỷ 17, đã có những văn bản khắc chạm cho thấy đã có các khu định cư của [[người Nhật]] dọc theo phần còn lại của Đế quốc Khmer. Câu chuyện nổi tiếng nhất là của [[Ukondafu Kazufusa]], người đã ăn [[Tếttết Khmer]] ở đó vào năm 1632.
 
== Các hoàng đế trị vì ==