Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Xuân Khoát”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: sửa chính tả 3, replaced: Nghệ Sĩ → Nghệ sĩ using AWB
Dòng 19:
Ông sinh ngày [[11 tháng 2]] năm [[1910]], quê ở [[Hà Nội]]. Nguyễn Xuân Khoát học [[contrabass|đại hồ cầm]] tại Conservatoire de Musique Française d'Extrême-Orient (Viễn Đông Nhạc viện), một nhạc viện do người Pháp lập ra tại Hà Nội từ năm [[1930]]. Ông có thể chơi thành thạo [[vĩ cầm|violin]], [[dương cầm|piano]] và nhất là [[contrebass]].
 
Sáng tác đầu tay của ông, bài ''Bình minh'' (thơ của [[Thế Lữ]]) được in trên tờ "Ngày Nay" năm [[1938]]. Năm [[1942]], ông tham gia nhóm Xuân Thu Nhã Tập và đã phổ nhạc một cách độc đáo bài thơ ''Màu thời gian'' của [[Đoàn Phú Tứ]], một thành viên của nhóm. Ông cùng [[Thế Lữ]] tổ chức [[Đoàn kịch Anh Vũ]], tham gia biểu diễn trong những ngày đầu sau [[Cách mạng tháng Tám|Cách mạng tháng 8]] thành công. Ông là thành viên chính trong ban nhạc của Quán Nghệ ở Hà Nội, là thành viên của Hội Khuyến nhạc tổ chức ở Hà Nội lúc bấy giờ. Trong thời kỳ đi kháng chiến, ông có nhiều bài hát nổi tiếng như ''Tiếng chuông nhà thờ'', ''Uất hận'', ''Con voi'' (cùng [[Nguyễn Đình Thi]]), Hát mừng bộ đội chiến thắng... Hòa bình lập lại tại miền Bắc, ông có các sáng tác đầy hứng khởi như hợp xướng ''Ta đã lớn, Hò kiến thiết'' và ''Lúa thu'' - một ca khúc thiếu nhi khá độc đáo về đề tài thống nhất đất nước. Ông được bầu làm Chủ tịch [[Hội Nhạc sĩ Việt Nam]] khóa I và II ([[1957]]-[[1983]]). Thời kì chiến tranh Việt Nam, ông có ''Tay súng sẵn sàng, tay lúa vững vàng, Theo lời Bác gọi'' (phỏng thơ Lê Kỳ Văn)...
 
Nguyễn Xuân Khoát là người kiên trì bảo vệ và phát huy tính dân tộc trong âm nhạc, các ca khúc của ông mang đậm chất liệu [[âm nhạc dân gian]] như ''Con cò đi ăn đêm'', ''Con voi'', ''Thằng Bờm''.. Bên cạnh nhiều khảo cứu, tiểu luận nêu cao giá trị dân tộc, ông còn thực hiện tiêu chí đấy trong thanh xướng kịch ''Vượt sông cái, Trống Tràng Thành'' viết cho piano, hoà tấu ''Ông Gióng, Sơn Tinh Thuỷ Tinh'' và hoàn toàn cho bộ gõ dân tộc như ''Tiếng pháo giao thừa, Cúc Trúc Tùng Mai''...