Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý thuyết gán nhãn hiệu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tham khảo: removing category per CFD, replaced: NXB → Nhà xuất bản using AWB
n →‎Gán nhãn hiệu và bệnh tâm thần: sửa chính tả 3, replaced: bác sỹ → bác sĩ (2) using AWB
Dòng 15:
 
===Gán nhãn hiệu và bệnh tâm thần===
Trong nghiên cứu bệnh [[tâm thần]], lý thuyết gán nhãn hiệu rất có tác dụng bởi lẽ trong nhiều trường hợp, tình trạng [[tâm thần]] rất khó xác định. Mặc dù các bác sỹ cho rằng rối loạn tâm thần có một thực thể cụ thể như các bệnh tật cơ thể ví dụ như viêm gan, có quan điểm lại cho rằng phần lớn những gì chúng ta gán nhãn hiệu ''bệnh tâm thần'' là vấn đề định nghĩa xã hội. ''Việc định nghĩa và điều trị bệnh tâm thần đôi lúc hoàn toàn là nỗ lực ngụy trang để củng cố sự tuân thủ các tiêu chuẩn văn hóa.''<ref>Macionis, Tr. 267.</ref>. Các ví dụ có thể kể ra như: một người có cách sống khác so với tiêu chuẩn thông thường thì người đó bị bệnh tâm thần hay đơn giản chỉ là sống lập dị? một người vô gia cư rất xem thường những nhân vật quyền thế thì người đó đã mất quân bình tâm thần hay đã thể hiện quan điểm hoặc sự oán giận hợp lý?... Đi xa hơn, bác sỹ [[Thomas Szasz]]<ref>Thomas Szasz (1920): Chuyên gia tâm thần học người Mỹ gốc Hungary.</ref> đã đề nghị nên bãi bỏ khái niệm bệnh tâm thần với lập luận bệnh tật chỉ ảnh hưởng đến cơ thể và khái niệm này đưa ra chỉ là sự biện minh cho việc khuyến khích hay bắt buộc một người nào đó phải thay đổi hành vi. Quan điểm này đương nhiên bị nhiều ý kiến phản đối, bác bỏ nhưng nó cũng làm nổi bật nguy cơ lạm dụng y học trong việc thúc đẩy tính tuân thủ trong tình trạng mà tại ngày càng nhiều xã hội, người ta đang ''y học hóa sự lệch lạc''. Những mẫu hành vi trước đây được hiểu theo nghĩa văn hóa thì ngày nay lại được coi là vấn đề y học, ví dụ [[chứng nghiện rượu|nghiện rượu]] thường vẫn được coi là đạo đức hay tinh thần sút kém thì ở [[Hoa Kỳ|Mỹ]] hiện nay ''tật [[chứng nghiện rượu|nghiện rượu]] được xem là bệnh và người nghiện rượu được xác định là "bệnh" hơn là "xấu"''<ref>Macionis, Tr. 270.</ref>. Ranh giới giữa sự chấp nhận cách tiếp cận xã hội học hay cách tiếp cận y học đặc biệt quan trọng vì nếu theo cách tiếp cận y học thì một người bị bệnh phải được điều trị và rất ít hoặc không chịu trách nhiệm về hành vi của mình (ví dụ: người bị bệnh tâm thần sẽ không chịu trách nhiệm hình sự mà thay vào đó phải chữa bệnh bắt buộc).
 
==Đóng góp và hạn chế==