Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bên thắng cuộc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: Cộng Đồng → Cộng đồng, Lịch Sử → Lịch sử using AWB
n sửa chính tả 3, replaced: Tiến sỹ → Tiến sĩ (3) using AWB
Dòng 74:
* "Huy Đức viết công trình khảo cứu lịch sử đặc sắc này với lương tâm trong sáng và tay nghề lão luyện của một nhà báo chuyên nghiệp có trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước. Có công minh lịch sử mới có hòa giải dân tộc thực sự" – [[Chu Hảo]], [[Nhà Xuất bản Tri Thức]], Hà Nội, Việt Nam.<ref name=nguoiviet/>
* Ông [[Dương Trung Quốc]] đánh giá cao cuốn sách, vì trong nó có thứ mà sử gia gọi là "bóng dáng con người", trong khi Sử học chính thống thường đề cập những nguyên lý lớn, những quy luật, nhiều hơn là nói tới số phận con người. Nhưng ông nói rằng "không nên tuyệt đối hóa sự thật" trong sách và cho rằng thông tin trong tác phẩm có thể ‘mới với số đông’ nhưng không hẳn ‘mới’ với giới sử học trong nước<ref>{{chú thích web|author=Quốc Phương BBC Việt ngữ |url=http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/01/130124_duongtrungquoc_huyducbook.shtml |title='Không tuyệt đối hóa Bên Thắng Cuộc' - BBC Vietnamese - Việt Nam |publisher=Bbc.co.uk |date = ngày 1 tháng 1 năm 1970 |accessdate = ngày 19 tháng 2 năm 2013}}</ref>."''"Những vấn đề mà anh (Huy Đức) nêu lên thực ra động chạm tới rất nhiều con người, thậm chí hàng triệu con người, nhưng dòng sử học chính thống Việt Nam thường né tránh, ít đề cập, hoặc vì nhạy cảm, hoặc không muốn, hoặc phức tạp"''.
* Giáo sư Shawn McHale, Đại học George Washington, nhận xét: "Chưa có ai tiếp cận được với nhiều nhân vật cao cấp như Huy Đức, và lại in một cuốn sách trung thực về chủ đề này." "Sự ấn hành tác phẩm là sự kiện lớn,". Giáo sư Hồ Tài Huệ Tâm từ Đại học Harvard dự đoán "không ai viết về Việt Nam sau 1975 sẽ có thể bỏ qua thông tin trong cuốn sách"<ref name=BBCbinhluan>{{chú thích web|author=Tiến sỹ Vũ Thị Phương Anh |url=http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/12/121220_binh_luan_ve_ben_thang_cuoc.shtml |title=Lãnh đạo VN nên đọc 'Bên Thắng Cuộc'? - BBC Vietnamese - Việt Nam |publisher=Bbc.co.uk |date = ngày 1 tháng 1 năm 1970 |accessdate = ngày 19 tháng 2 năm 2013}}</ref>.
* "...đổi mới và sự tươi mới của cuốn sách của Huy Đức đến từ khả năng vận dụng báo chí của ông để tường thuật một sự kiện chính trị mà đi kèm là các yếu tố về "tính khả tín" và "độ tin cậy", dựa vào các sự kiện lịch sử có sẵn, các phóng sự, hồi ức và các cuộc phỏng vấn...tác phẩm của Huy Đức công khai đưa ra những quan điểm, kinh nghiệm, và sự thật vốn thiếu vắng trong những công bố công khai của chính quyền Việt Nam, như chỉ ra việc các tướng Việt Nam Cộng Hòa tuẫn tiết vì tinh thần dân tộc mà họ đặt niềm tin; nói về những kinh nghiệm của những "kẻ thua cuộc," những người phải trải qua các trại cải tạo, các chiến dịch đánh tư sản, và xóa bỏ văn hóa cũ của Sài Gòn, miêu tả cuộc đời bi thảm của nhiều thuyền nhân vượt biên, cùng với những người phụ nữ bị cướp biển hãm hiếp<ref name="bbc.co.uk">{{chú thích web|url=http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/02/130221_lesylong_huyduc_book.shtml|title='Bên Thắng Cuộc' là sách gây biến đổi|publisher=BBC|date = ngày 22 tháng 2 năm 2013}}</ref>." Tiến sỹ Kinh tế Lê Sỹ Long, Đại học Houston, Hoa Kỳ
 
==Phê phán==
Dòng 87:
 
Mục đích viết cuốn sách của Huy Đức bị nghi ngờ, rằng ông đã ''"nhào nặn, cắt khúc"'' lịch sử theo ý chủ quan của mình để phục vụ cho mục đích chính trị cá nhân.<ref name=bao /><ref name=phapluat /> Bản thân Huy Đức từng bị cho thôi việc ở báo Sài Gòn Tiếp thị vì bài viết trên blog "Bức tường Berlin" của ông bị Tổng thư ký Trần Công Khanh cho là có "quan điểm đi ngược lại hệ thống" và "Cơ quan báo chí ở Việt Nam là công cụ, vậy thì làm sao người lao động lại có quan điểm khác với chủ lao động?".<ref name="d1">[http://newsforums.bbc.co.uk/ws/vi/thread.jspa?forumID=9703 Ngừng hợp đồng vì bài Bức tường Berlin]</ref>, thẻ ký giả của Huy Đức cũng bị thu hồi.<ref>[http://www.cablegatesearch.net/cable.php?id=09HOCHIMINHCITY649 Điện văn từ tổng lãnh sự Mỹ tại Việt Nam]</ref>
*Tiến sỹ Lê Sỹ Long thuộc [[Đại học Houston]], dù có lời khen cuốn sách, nhưng cũng nói thêm: ''"Tôi không nhìn công trình của Huy Đức như một công trình [[lịch sử|sử học]], bởi vì ngay từ đầu, nó đã không đề cập những mối quan tâm về quá khứ - xét lại, sửa chữa, hoặc tái tạo lại quá khứ như nó vốn có. Thay vào đó, Huy Đức có vẻ chọn lọc và sáng tạo trong việc sử dụng quá khứ để minh họa cho các mối quan tâm đương đại"''<ref name="bbc.co.uk"/>.
 
Về nội dung, cuốn sách được viết chỉ bằng việc tập hợp lời kể của một số người (nhiều người trong số đó không phải nhân vật quan trọng hoặc chứng kiến sự kiện) thay vì phân tích từ những nguồn sử liệu khả tín, điều này khiến nó bị hoài nghi về tính xác thực của thông tin và tính khách quan, cũng như khiến người đọc dễ sa vào lối tư duy ''"dùng trường hợp cá biệt để đánh giá toàn cục lịch sử"''. Những lời khen ngợi cuốn sách chủ yếu đến từ những người không chuyên (nhà văn, nhà kinh tế học...) chứ không phải từ những nhà sử học có uy tín. Việc viết sách dựa trên việc trích dẫn các lời phỏng vấn, một mặt nó có thể "gây hiệu ứng" cao với độc giả không chuyên, nhưng mặt khác nó lại thiếu sự thẩm định của giới chuyên môn và không thể xác thực (vì tác giả không ghi hình hoặc ghi âm), người ta sẽ đặt ra một loạt câu hỏi như: liệu cuộc phỏng vấn có thật hay không, việc trích dẫn có bị cắt xén không, có bị hiểu sai ngữ cảnh không...<ref name=duongtrungquoc />