Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sông Công”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n →‎top: sửa chính tả 3, replaced: nhạc sỹ → nhạc sĩ using AWB
Dòng 22:
Sông này dài 96 km. Diện tích lưu vực 951 km², cao trung bình 224 m, độ dốc trung bình 27,3%, mật độ sông suối 1,20 km/km². Tổng lượng nước 0,794 km³ ứng với lưu lượng trung bình năm 25 m³/s, môđun dòng chảy năm 26 l/s.km². Mùa lũ từ [[tháng sáu|tháng 6]] đến [[tháng mười|tháng 10]], chiếm 74,7% lượng nước cả năm; tháng 8 có lượng dòng chảy lớn nhất chiếm 19,30% lượng nước cả năm; tháng cạn kiệt nhất chiếm 1,8% lượng nước cả năm.
 
Sông Công cùng với Núi Cốc đã đi vào thi ca mang màu sắc huyền thoại trong bài hát ''Huyền thoại Hồ Núi Cốc'' của nhạc sỹ [[Phó Đức Phương]]. Nước của dòng sông Công được chặn lại tại huyện [[Đại Từ]], tạo nên một [[Hồ Núi Cốc|hồ nhân tạo]] rộng lớn, cùng với rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ mà trước đây là đồi núi. Sông Công, hồ Núi Cốc là công trình thuỷ lợi lớn có ý nghĩa trong phát triển kinh tế [[nông nghiệp]], bảo vệ môi sinh, tạo một thắng cảnh nổi tiếng trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
 
Dòng sông Công còn có tên là sông Giã (Giã hà) bởi thời [[nhà Lương|thuộc Lương]] con sông này nằm trên đất châu Giã Năng, quê hương của người anh hùng [[Lý Nam Đế|Lý Bí]]. Nơi dòng sông chảy ngoặt về phía Đông (gần cầu Đa Phúc ngày nay) chính là làng Trấn, Trấn lỵ châu Giã Năng, nơi [[Lý Nam Đế|Lý Bí]] khởi binh từ đất [[Hoài Đức]] ([[Hà Nội]] ngày nay) vượt qua [[núi Sóc]] về đây bao vây rồi đánh bại giặc Lương.<ref name="btn">[http://www.baothainguyen.org.vn/Home/Newsdetail.aspx?cid=151&id=-982753 Sông Giã - Sông Công]</ref>