Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngày Chiến thắng (9 tháng 5)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: sỹ quan → sĩ quan (5) using AWB
Dòng 83:
Trong cuộc đàm phán, tướng [[Alfred Jodl]] còn cho biết thêm: vì các tập đoàn quân của các thống chế [[:de:Ferdinand Schörner|Ferdinand Schörner]] và các tướng [[:de:Lothar Rendulic|Lothar Rendulic]], [[:de:Alexander Löhr|Alexander Löhr]] đang chiến đấu tại mặt trận phía Đông chống lại quân đội Liên Xô cho nên họ sẽ không chịu sự ràng buộc của lệnh đầu hàng do Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức Quốc xã ký với các đồng minh Anh và Hoa Kỳ tại mặt trận phía Tây. [[Nguyên soái|Thống chế]] [[Dwight D. Eisenhower]] bác bỏ đề nghị của tướng [[Alfred Jodl]] chỉ vì một lẽ hiển nhiên, trong tay ông này không có một chứng cứ về sự uỷ quyền nào để ký kết một văn kiện vượt quá thẩm quyền của một Phó tổng tham mưu trưởng lục quân. Việc xin giấy uỷ nhiệm của [[Thủy sư đô đốc]] [[:de:Karl Dönitz|Karl Dönitz]] diễn ra rất khẩn trương và ngày 6 tháng 5 năm 1945, [[Alfred Jodl]] đã quay lại [[Reims]] sau 8 giờ với một uỷ nhiệm thư đủ thủ tục pháp lý trong tay.<ref name="eisenhower21">[http://militera.lib.ru/memo/usa/eisenhower/21.html Dwight Eisenhower, Крестовый поход в Европу. — Смоленск: Русич, 2000 - Глава 21: Вторжение в Германию]</ref>
 
Gần nửa đêm ngày 6 tháng 5, viên sĩ quan tuỳ tùng của thống chế [[Dwight D. Eisenhower]] đến phòng làm việc của thiếu tướng I. A. Susloparov - trưởng phái đoàn quân sự Liên Xô bên cạnh Bộ Tổng tư lệnh Liên quân - trao thiếp mời của Bộ Tổng tư lệnh liên quân Hoa Kỳ-Anh về việc tham gia ký kết văn bản đầu hàng của quân đội Đức Quốc xã. Tại Tổng hành dinh liên quân, tướng I. A. Susloparov đã đọc kỹ toàn bộ văn bản đầu hàng do các sỹ quan tham mưu của Bộ Tổng tư lệnh liên quân soạn thảo bằng tiếng Anh và tiếng Đức. Khi được thống tướng Eisenhower hỏi: ''Thưa tướng quân, ngài có ý kiến gì về việc này?''; tướng I. A. Susloparov trả lời:
{{Cquote|''Tôi thấy các thành viên của khối liên minh chống Hitler đã cùng cam kết với nhau rằng phải tiến hành sự đầu hàng cùng lúc của quân đội phát xít Đức trên tất cả các mặt trận. Vì vậy, tốt hơn hết là chúng ta cùng ký kết nó nhưng văn bản này lại không đề cập đến sự đầu hàng của quân Đức trên mặt trận phía Đông?''|||I. A. Susloparov|<ref name="eisenhower21"/>}}
 
Dòng 111:
Ngay trước buổi trưa ngày 7 tháng 5, đại tướng A. I. Antonov, Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô đã chuyển cho các phái đoàn quân sự Hoa Kỳ, Anh và Pháp tại Moskva một giác thư đề nghị các nước đồng minh thống nhất coi văn bản được ký kết tại Reims chỉ là văn bản sơ bộ và ngày 8 tháng 5, các nước đồng minh sẽ cử các đại diện cao cấp có thẩm quyền đến Berlin để ký một định ước cuối cùng về sự đầu hàng của quân đội Đức Quốc xã, có sự tham gia của cấp chỉ huy cao cấp nhất của quân đội Đức. Chính phủ các nước Hoa Kỳ, Anh và Pháp chấp thuận đề nghị này.<ref>Grigori Doberin. Những bí mật của Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhà xuất bản Sự thật. Hà Nội. 1986. trang 354.</ref>
 
Ngày 7 tháng 5, các sĩ quan chính trị thuộc Bộ tham mưu Phương diện quân Belorussia 1 đã tìm được một ngôi nhà còn nguyên vẹn trong một trường quân sự tại Karls Horster, ngoại ô Berlin để dùng làm nơi ký kết văn kiện đầu hàng chính thức của nước Đức Quốc xã. Ngày 8 tháng 5, thống chế Dwight D. Eisenhower cử ba cấp phó của mình là thống chế không quân Hoàng gia Anh [[:en:Arthur Tedder|Arthur Tedder]], tướng [[:en:Carl A. Spaatz|Carl A. Spaatz]] tư lệnh các lực lượng không quân chiến lược Hoa Kỳ ở châu Âu và thống chế Pháp [[Jean de Lattre de Tassigny]] đến ký kết văn bản đầu hàng chính thức. Họ đi Berlin trên một chuyên cơ, đem theo 10 sỹ quan tuỳ tùng, 11 nhà báo và phóng viên nhiếp ảnh. Trên chuyên cơ này cũng chở theo thống chế [[Wilhelm Keitel]], Tổng tư lệnh lục quân Đức, đô đốc [[:de:Hans-Georg von Friedeburg|Hans-Georg von Friedeburg]], tưóng [[:de:Hans-Jürgen Stumpff|Hans-Jürgen Stumpff]] và ba sỹ quan tuỳ tùng người Đức đến Berlin để ký định ước đầu hàng không điều kiện.<ref name="samsonov2-19">[http://militera.lib.ru/h/samsonov2/19.html Крах фашистской агрессии 1939-1945. — М.: Наука, 1980 - Финал - Капитуляция]</ref>
[[Tập tin:Wilhelm Keitel Kapitulation.jpg|200px|phải|nhỏ|Thống chế William Keitel đại diện cho phía Đức ký kết văn kiện đầu hàng không điều kiện.]]
 
Dòng 121:
[[Tập tin:Levitan Germany surrender.ogg|nhỏ|trái|200px|Tuyên bố của Chính phủ Liên Xô về việc nước Đức Quốc xã đầu hàng không điều kiện do phát thanh viên Levitan đọc trên Đài phát thanh Moskva]]
 
Nếu như về mặt ngoại giao, Chính phủ Liên Xô cương quyết đòi tổ chức một lễ ký kết tại Berlin thì trong việc triển khai ban bố văn kiện đầu hàng của nước Đức Quốc xã, họ tỏ ra mềm dẻo và linh hoạt. Không chờ lễ ký kết ở Berlin hoàn tất, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô đã đồng ý phối hợp với Bộ Tổng tư lệnh Liên quân Đồng minh triển khai ngay việc thông tin về sự kiện nước Đức Quốc xã đầu hàng trên khắp các mặt trận. 22 giờ 35 phút ngày 7 tháng 5, thống chế [[Dwight D. Eisenhower]] đề nghị mở một hành lang trên không phận châu Âu từ thành phố Flensburg, nơi đóng trụ sở tạm thời của Tổng hành dinh bộ chỉ huy tối cao quân đội Đức đến bán đảo Kurlandia, [[Latvia]] để cho một máy bay Đức mang mệnh lệnh đầu hàng đến cho Tập đoàn quân 18 (Đức) vẫn còn bị vây tại đây; phía Liên Xô đã đáp ứng yêu cầu này. Bản mệnh lệnh đầu hàng được các sỹ quan tham mưu Đức cùng các sỹ quan Anh và Hoa Kỳ đi theo giám sát có đính kèm theo bản khổ lớn chụp ảnh văn kiện đầu hàng sơ bộ của nước Đức tại Reims. Cùng ngày hôm đó, quân Đức tại [[Đan Mạch]], [[Na Uy]], [[Phần Lan]], [[Hy Lạp]] và [[Nam Tư]] cũng nhận được các văn kiện về việc đầu hàng thông qua các chuyến bay phối hợp của không quân Liên Xô, không lực Hoa Kỳ, không lực Hoàng gia Anh và họ nhanh chóng thực hiện mệnh lệnh đầu hàng.<ref name="shirer14">[http://militera.lib.ru/research/shirer/14.html Ширер Уильям А. Крах нацистской империи. — Смоленск.: Русич, 1999. - Глава 14: Последние дни Третьего Рейха ''(William Arthur Shirer, The Rise and Fall of the Third Reich, 1959)'']</ref>
 
[[Tập tin:Karlshorst GER-RUS museum.jpg|nhỏ|phải|200px|Ngôi nhà đã diễn ra lễ ký kết bản định ước xác nhận sự đầu hàng không điều kiện của nước Đức Quốc xã ngày 9 tháng 5 năm 1945 tại Karlshoster nay được dùng làm bảo tàng Đức-Nga]]