Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Traianus”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: Khai Sáng → Khai sáng (2) using AWB
n →‎top: sửa chính tả 3, replaced: Nghị sỹ → Nghị sĩ using AWB
Dòng 28:
|}}
 
'''Marcus Ulpius Nerva Traianus Augustus''' hay còn gọi là '''Trajan''' ([[18 tháng 9]] năm [[53]] – [[9 tháng 8]] năm [[117]]), là vị [[Hoàng đế La Mã|Hoàng đế]] của [[Đế quốc La Mã]], trị vì từ năm [[98]] tới khi qua đời năm 117. Sinh ra trong một gia đình không có nguồn gốc quý tộc<ref>Justian Bennett, Trajan: Optimus Princeps, 2nd Edition, Routledge 2000, 12.</ref> tại tỉnh [[Hispania Baetica]] (nay là [[Tây Ban Nha]]), ông được giáo dưỡng như một người lính và có tài điều binh khiển tướng.<ref>[[Edward Gibbon]], ''The history of the decline and fall of the Roman Empire'', Tập 1, trang 6</ref> Traianus làm võ quan (cũng giống như cha ông năm xưa<ref name="WildfeuerGiớithiệu"/>) dưới triều Hoàng đế [[Domitianus (Hoàng đế)|Domitianus]], phục vụ trong [[Quân đội La Mã]] dọc theo biên giới với người [[German]], và đánh dẹp cuộc nổi dậy của [[Lucius Antonius Saturninus|Antonius Saturninus]] vào năm [[89]]. Vào ngày [[18 tháng 9]] năm [[96]], sau khi Domiatianus chết, [[Nerva|Marcus Cocceius Nerva]], một Nghị sỹ già nua và không có con nối dõi lên làm Hoàng đế, nhưng không được lòng ba quân. Chỉ sau một năm cầm quyền đầy biến loạn, lực lượng [[Vệ binh Pháp quan]] (tức ''Praetorian Guard'') uy hiếp, buộc Nerva phải nhận Traianus làm con nuôi và làm người kế vị. Sau hai năm trị quốc,<ref name="WildfeuerGiớithiệu"/> Hoàng đế Nerva mất ngày [[27 tháng 1]] năm [[98]] và Traianus lên kế vị một cách yên ổn. Ông là vị Hoàng đế được lòng dân và [[đồng tính luyến ái]].<ref name="CassiusDio373">Cassius Dio Cocceianus, ''Dio's Roman history'', trang 373</ref>
 
Trên cương vị người quản lý dân sự, Hoàng đế Traianus được ghi nhớ bởi những chương trình xây dựng quy mô, làm biến đổi hẳn kinh thành [[Roma|La Mã]] và để lại những công trình lưu truyền hậu thế như Cột trụ Traianus, Chợ Traianus và Quảng trường Traianus. Tuy nhiên, ông là một vị Hoàng đế có một bành trướng đất nước<ref name="DavidCosonBiaTruoc">David Corson, ''Trajan and Plotina'', Bìa trước</ref> và gặt hái được những chiến thắng rực rỡ nhất. Vào năm [[101]], ông thân chinh điều động binh mã phạt Vương quốc [[Dacia]] để chống nhau với vua [[Decebalus]], đánh tan nát quân Dacia trong trận đánh khốc liệt taị [[Trận Tapae lần thứ hai|Tapae]] lần thứ hai vào năm [[102]], và hoàn toàn chinh phục nước Dacia vào năm [[106]]. Vào năm [[107]], Traianus thân hành kéo đại binh tiến xa hơn về phía Đông và đánh chiếm nước [[Nabatea]], thành lập tỉnh [[Arabia Petraea]] dù rằng nó chẳng tồn tại được bao lâu. Sau đó ông trị quốc tương đối thái bình thịnh trị, và rồi ông lại rời khỏi kinh đô La Mã mà khởi binh lần cuối cùng vào năm [[113]] để chinh phạt Đế quốc [[Người Parthia|Parthia]], tiến tới tận thành phố [[Susa]] vào năm [[116]], bành trướng Đế quốc La Mã tới cực điểm. Ông là vị Hoàng đế La Mã duy nhất sánh ngang với [[Alexandros Đại đế|Alexandros Đại Đế]] trong việc hành binh tới [[vịnh Ba Tư]].<ref name="Crompton106"/> Trong chiến dịch này, ông lâm bệnh, rồi tới cuối năm [[117]], trên chuyến hải hành trở về La Mã, bệnh của ông phát nặng và Hoàng đế Traianus mất ngày [[9 tháng 8]] tại thành phố [[Selinus]]. Ông được Viện Nguyên lão La Mã tôn xưng là một vị thần, tro cốt được chôn cất tại [[Lăng Augustus]]. Ông được kế vị bởi người cháu họ là Hoàng đế [[Hadrianus]] - người có tư tưởng đối lập với chính sách bành trướng liên miên của ông.<ref name="WIllDurant413"/>