Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tăng Bạt Hổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Cuộc đời: AlphamaEditor, sửa chính tả, Excuted time: 00:00:03.7866943
n →‎Cuộc đời: sửa chính tả 3, replaced: binh sỹ → binh sĩ using AWB
Dòng 9:
Ở [[Bình Định]] bấy giờ phong trào kháng chiến chống Pháp phát triển mạnh và dần dần quy tụ dưới ngọn cờ lãnh đạo của [[Mai Xuân Thưởng]]. Tăng Bạt Hổ đã liên kết với lực lượng của Mai Xuân Thưởng và được giao nhiệm vụ giữ mặt trận phía bắc Bình Định. Ông cho quân cùng với Bùi Điền xây dựng và củng cố thêm khu Chóp Chài (Phù Mĩ) và hai đồn tại đèo Phủ Cũ và đèo Bình Đê.
 
Thực dân Pháp và triều đình Nguyễn cử [[Nguyễn Thân]] và [[Trần Bá Lộc]] đem quân đàn áp phong trào kháng chiến ở Bình Định. Đầu năm 1886 Tăng Bạt Hổ cử hai tướng là Bùi Điền và Đỗ Duyệt đem quân giao chiến với Nguyễn Thân nhưng bị thất bại. Ông tiếp tục chiêu mộ thêm binh sỹ, củng cố thêm các đồn lũy để chống lại quân của Nguyễn Thân, nhưng trước thế mạnh của địch, hầu hết các chiến lũy của nghĩa quân đều bị phá vỡ. Đầu năm 1887 Nguyễn Thân kéo đại quân triệt phá mật khu Kim Sơn, vây bắt Tăng Bạt Hổ. Mặc dù Nguyễn Thân không thực hiện được kế hoạch, nhưng do quân ít, vũ khí thô sơ nên cuối cùng nghĩa quân tan rã. Nghĩa quân tản mát rồi nương náu tại các bản làng Tây Nguyên.
 
Sau khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Tăng Bạt Hổ vượt núi sang Lào, [[Xiêm]], [[Trung Quốc]], [[Nga]], Nhật tìm Lưu Vĩnh Phúc nhưng Phúc đã chết. Ông quyết định theo nghề hàng hải, làm thủy thủ cho tàu buôn, vì thế có điều kiện quan sát văn minh của các nước và tìm thêm đồng chí. Nhờ nghề thủy thủ, ông thường qua lại [[Yokohama|Hoành Tân]], Trường Kì và sau đó ít năm, ông thông thạo [[tiếng Nhật]] và được sung vào Hải quân Nhật Bản.