Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tưởng Uyển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Chức danh và chức vụ từng nắm giữ: sửa chính tả 2, replaced: Thượng Thư → Thượng thư (3) using AWB
n →‎Trong giai đoạn Gia Cát Lượng phụ chính: sửa chính tả 3, replaced: binh sỹ → binh sĩ using AWB
Dòng 21:
==Trong giai đoạn Gia Cát Lượng phụ chính==
 
Trong giai đoạn Gia Cát Lượng phụ chính, ông đánh giá rất cao tài năng của Tưởng Uyển, vai trò của Tưởng Uyển trong triều đình dần dần tăng lên và ngày càng quan trọng hơn. Khi Gia Cát Lượng tiến hành Bắc phạt chống lại nhà [[Tào Ngụy]] năm 227, Tưởng Uyển là một trong những trọng thần được giữ lại ở kinh đô nước [[Thục]] là [[Thành Đô]] để giải quyết các vấn đề nội vụ. Năm 230, ông trở thành phụ tá chính của Gia Cát Lượng và đảm nhiệm việc vận chuyển quân nhu. Ông luôn đảm bảo việc cung ứng đầy đủ lương thảo và binh sỹ, Gia Cát Lượng đã khen ngợi ông như thế này: "Công Diễm thật là trung kiên và quảng đại, ông ấy và ta sẽ cùng phụng sự Hoàng thượng hoàn thành đại nghiệp".
 
Năm 231, khi phó phụ chính đại thần của Gia Cát Lượng là [[Lý Nghiêm]] bị phát hiện là đã nhiều lần lừa dối ông và Lưu Thiện, Lý Nghiêm bị cắt chức. Tưởng Uyển không được bổ nhiệm vào vị trí mà vai trò lại càng trở nên quan trọng hơn. Gia Cát Lượng lâm trọng bệnh trong chiến dịch Bắc phạt cuối cùng năm 234, Lưu Thiện gửi thư đến để hỏi ông ai có đủ khả năng để thay thế làm phụ chính. Gia Cát Lượng đã đề cử Tưởng Uyển và [[Phí Y]] (người kế thừa sau đó của Tưởng Uyển). Sau khi Gia Cát Lượng qua đời cuối năm đó, Tưởng Uyển trở thành phụ chính đại thần.