Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 32:
Năm 248, cuộc khởi nghĩa của [[Bà Triệu|Triệu Thị Trinh]] bị thứ sử Giao Châu là [[Lục Dận]] (Đông Ngô - cháu [[Lục Tốn]]) dập tắt.
 
Cuối năm 263, [[Tào Ngụy]] diệt [[Thục Hán]]. ViênCùng lạinăm, viên quan ở quận [[Giao Chỉ]] là [[Lữ Hưng]] (Lã Hưng) giết chết thái thú Tôn Tư của Đông Ngô, mang quận về hàng Tào Ngụy.
 
Vua Ngô là Cảnh Đế [[Tôn Hưu]] vội chia lại Giao châu như ý định của Tôn Quyền năm 226: tách 3 quận [[Nam Hải quận|Nam Hải]], [[Uất Lâm]], [[Thương Ngô (địa danh cổ)|Thương Ngô]] phía bắc hợp thành [[Quảng Châu (địa danh cổ)|Quảng Châu]], đặt trị sở ở [[Phiên Ngung (địa danh cổ)|Phiên Ngung]] và Giao Châu gồm 4 quận phía nam là [[Hợp Phố quận|Hợp Phố]], [[Giao Chỉ]], [[Cửu Chân]] và [[Nhật Nam]].
 
Quyền thần nhà Ngụy là [[Tư Mã Chiêu]] nhân danh Ngụy Nguyên Đế [[Tào Ngụy Nguyên Đế|Tào Hoán]] phong cho Lã Hưng làm [[An Nam]] tướng quân kiêm [[Thái thú]] Giao chỉ, coi việc binh ở Giao Châu và [[Hoắc Dặc]] (tướng cũ Thục Hán) làm [[Thứ sử]] Giao châu (nhưng vẫn đóng quân ở [[Nam Trung (Trung Quốc)|Nam Trung]], không trực tiếp sang Giao Châu). Cuối năm 264, Lã Hưng bị thủ hạ là công tào Lý Thống giết chết.
 
Năm 265, con Tư Mã Chiêu là [[Tấn Vũ Đế|Tư Mã Viêm]] cướp ngôi nhà Ngụy, lập ra [[nhà Tấn]]. [[Hoắc Dặc]] tiến cử Dương Tắc sang thay cho Lã Hưng vừa bị giết, vua Tấn đồng ý. Dương Tắc làm thái thú Giao Chỉ, Đổng Nguyên làm thái thú Cửu Chân.
[[File:三國266.jpg|liên_kết=https://zh.wikipedia.org/wiki/File:%E4%B8%89%E5%9C%8B266.jpg|nhỏ|290x290px|Năm 266, [[nhà Tấn]] sau khi thu phục [[Thục Hán|Thục Há]]<nowiki/>n, chiếm giữ luôn [[Giao Châu]] trước đó thuộc [[Đông Ngô]].]]
 
Từ đây, Giao Châu thuộc quyền nước Tấn. Nước Đông Ngô tiến hành chiến tranh với Tấn để tranh giành Giao Châu và Quảng Châu, gọi là [[Chiến dịch Giao-Quảng|Giao Quảng chi loạn]]. Năm 268, Ngô Mạt Đế [[Tôn Hạo]] phong Lưu Tuấn làm thứ sử Giao châu, sai đánh chiếm lại từ tay nhà Tấn, nhưng bị Dương Tắc đánh bại 3 lần. Quận [[Uất Lâm]] thuộc [[Quảng Châu (địa danh cổ)|Quảng Châu]] của nhà Ngô cũng bị Dương Tắc chiếm đóng. Nhà Tấn theo tiến cử của Tắc, cho Mao Quế làm thái thú quận [[Uất Lâm]].
 
Năm 271, Tôn Hạo lại sai [[Đào Hoàng]] sang đánh Giao châu. Lần này quân Ngô thắng trận, Đào Hoàng bắt được Dương Tắc và giết Mao Quế. Tuy nhiên Lý Tộ vẫn chiếm giữ quận [[Cửu Chân]] theo Tấn, không hàng Ngô. Sau đó Đào Hoàng đánh lâu ngày mới hạ được [[Cửu Chân]]. Toàn Giao châu trở về Đông Ngô, Đào Hoàng được phong làm Giao châu mục.
 
Năm 280, [[Tấn Vũ Đế]] diệt Ngô, bắt Tôn Hạo. Hạo viết thư khuyên Đào Hoàng hàng Tấn. Hoàng đầu hàng, được giữ chức cũ tới khi qua đời năm 300. Từ đó Giao châu thuộc [[nhà Tấn]].
 
===Thời Lưỡng Tấn Nam Bắc triều===
Dòng 175:
Năm 192, [[Khu Liên]] nổi dậy ở huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam, giết huyện lệnh rồi thành lập nước [[Chăm Pa]].
 
===Thời LụcTam triềuQuốc===
Sang thời [[Đông Ngô]] cai trị, [[Giao Châu|Giao châu]] có cuộc khởi nghĩa lớn nhất của người Việt nổ ra năm 248. Đó là khởi nghĩa [[Bà Triệu]]. |Triệu Thị Trinh]] cùng anh là [[Triệu Quốc Đạt]] khởi binh chống [[Tôn Quyền]] khiến "toàn thể Giao châu chấn động"<ref>[[Phan Huy Lê]], [[Trần Quốc Vượng]], [[Hà Văn Tấn]], [[Lương Ninh]], sách đã dẫn, tr 223</ref>. Tôn Quyền sai [[Lục Dận]] mang 8.000 quân sang đánh và dẹp được cuộc nổi dậy này.
 
=== Thời nhà Tấn và Nam Bắc triều ===
Năm 299, thú binh ở quận Cửu Chân do Triệu Chỉ cầm đầu nổi dậy giết thái thú [[nhà Tấn]] và vây quận thành. Không lâu sau lực lượng này bị dẹp.
 
Năm 317, đốc quân người Việt là [[Lương Thạc]] giết thứ sử Cố Thọ, lập con [[Đào Hoàng]] là Đào Tuy (hoặc Uy) lên thay. Nhà Tấn cử Vương Cơ sang làm thứ sử, bị Lương Thạc ngăn trở và giết các kiều dân người Hoa ở Giao châu. Nhà Tấn lại cử Vương Lượng sang làm thứ sử. Lương Thạc lại chống cự, mang quân vây hãm thủ thành [[Long Biên (huyện)|Long Biên]] và giết chết Lượng. Năm 323, [[Tấn Nguyên Đế]] phải cử danh tướng [[Đào Khản]] sang Giao châu mới đánh được Lương Thạc. Thạc bị giết.
 
Năm 468, tướng lĩnh bản địa là [[Lý Trường Nhân]] nổi dậy giết thuộc hạ người phương Bắc của thứ sử Lưu Mục mới qua đời và tự lập làm thứ sử. Nhà [[Lưu Tống]] cử Lưu Bột sang nhưng Trường Nhân chống lại, ngăn không cho Lưu Bột sang. Nhà Tống phải công nhận Trường Nhân làm thứ sử. Vài năm sau Trường Nhân chết, em họ là Lý Thúc Hiến, nguyên thái thú quận Vũ Bình lên thay. Nhà Tống lại sai Thẩm Hoán sang làm thứ sử nhưng Thúc Hiến không nghe, ngăn cản Hoán. Hoán chết ở quận Uất Lâm. Nhà Tống lại phải công nhận Thúc Hiến.