Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Touby Ly Foung”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
Touby Ly Foung sinh tại [[Nong Het]] tỉnh [[Xieng Khouang]], gần biên giới Lào-Việt, là con trai của Lý Xia Foung, một thành viên đầy tham vọng và khả năng của gia tộc Ly, và được giáo dục tốt. Touby là người [[người Hmông]] đầu tiên đến trường trung học ở [[Vientiane]] <ref name="Stuart39">Martin Stuart-Fox, ''A history of Laos'', Cambridge university press, 1997, p.39-41</ref>.
 
Người cha là Ly Xia Foung đã kết thân với Lo Blia Yao, thủ lĩnh dòng họ Lo <ref name="Chan9">Sucheng Chan, ''Hmong means free, Life in Laos and America'', Temple university press, 1994, {{ISBN|1566391628}}, p.9-11</ref>, do hôn chế dị tộc là nguyên tắc của người Hmông. Sau cuộc nổi dậy của Pachai chỉ huy, còn được gọi là "Guerre du Fou" xảy ra trong 1919-1921, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định đặt ra ''Tasseng'' ([[Chữ Hmông Latin hóa|RPA]]: ''Tojxeem''), trao cho trách nhiệm quản một nhóm bản, và một số ''kiatong'' ([[Chữ Hmông Latin hóa|RPA]]: ''Kiabtoom''; cai tổng, người đứng đầu gia tộc địa phương) Hmông. ''Tasseng'' của vùng quan trọng như [[Nong Het]] được người Pháp chỉ định là Lo Blia Yao theo khuyến nghị của Vương thân [[Phetsarath]]. Lo Blia Yao đã đưa con trai của mình như là thư ký Ly Xia Foung, nhưng vào năm 1938, người Pháp đã quyết định thay thế Lo Blia Yao bởi Ly Xia Foung.
 
Sau khi Xia Foung qua đời năm 1939, [[thực dân Pháp|người Pháp]] lựa chọn giữa hai người Hmông còn trẻ: [[Faydang Lobliayao|Faydang]] con trai thứ hai của Lo Blia Yao, và Touby. Touby được chọn, có lẽ do có mức độ giáo dục cao hơn, cũng như vì cha của Faydang đã cai trị độc tài gây xa lánh của một số người Hmông. Song sự chọn lựa này gây ra sự bất bình lâu dài của [[Faydang Lobliayao|Faydang]] <ref name="Stuart39"/><ref name="Chan9"/>.
 
Những năm sau, Hải quan (Régie de l'Opium) trao cho Touby giám sát việc thực hiện loại thuế mới đánh vào [[thuốc phiện]] nông dân phải nộp bằng hiện vật. Trong [[Thế chiến 2]], chính quyền Pháp đưa ra một chương trình đầy tham vọng bao gồm cả việc xây dựng trường học và đường giao thông ở Lào. Chính quyền giữ độc quyền bán [[thuốc phiện]] và định sử dụng để tài trợ cho dự án này. Người Hmông là nguồn cung [[thuốc phiện]] chính, và gia tộc Ly Foung nắm quyền buôn bán <ref>Stuart-Fox, p.55-56</ref>.
Dòng 14:
== Sau Thế chiến thứ hai ==
 
Sau [[Thế chiến 2]] chính quyền Pháp trao cho Touby danh hiệu ''Chao Muang'', vị trí ở cấp quốc gia lần đầu tiên cho người Hmông <ref>Geoffrey C. Gunn, ''Political struggles in Laos, 1930-1954: Vietnamese communist power and the struggle for national independence.'' Bangkok: Editions Duang Kamol, 1988, p.227.</ref>. Trong suốt cuộc [[Chiến tranh Đông Dương|chiến tranh Đông Dương thứ nhất]], các bộ tộc Hmông ủng hộ Touby phục vụ Pháp, hoặc trong quân đội thường trực Pháp <ref name="Gareth">D.Gareth Porter, "After Geneva: Subverting Laotian neutrality'', dans ''Laos: war and revolution''. New York, Harper & Row, 1970, p.182-183.</ref>.
 
Trong những năm năm mươi Touby có vai trò quan trọng trong sự hình thành [[Vương quốc Lào]] của mới độc lập, một quốc gia phải xây dựng sự hiệp nhất trong khi thừa nhận sự đa dạng của 63 dân tộc thiểu số. Touby Ly Foung là thành viên đầu tiên của một dân tộc thiểu số được vua tôn vinh danh hiệu "Bộ trưởng Hoàng gia" và được gọi là "''Phagna Touby Ly Foung''". Sau đó Touby tiếp tục lãnh đạo người Hmông ở Lào, hỗ trợ [[Chính phủ Hoàng gia Lào|Chính phủ Hoàng gia]] và cuộc chiến chống cộng sản [[Pathet Lào]].
 
== Sau năm 1975 ==