Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khang Hi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 30:
'''Thanh Thánh Tổ''' ([[chữ Hán]]: 清聖祖, [[4 tháng 5]] năm [[1654]] – [[20 tháng 12]] năm [[1722]]), còn gọi là '''Khang Hi Đế''' (康熙帝), là vị [[Hoàng đế]] thứ 4 của [[nhà Thanh]] người [[Mãn Châu]]<ref>Schirokauer, Conrad. A Brief History of Chinese Civilization(Thompson Wadsworth, 2006), tr. 234-235.</ref><ref>Ông có thể được xem là hoàng đế thứ tư của nhà Thanh, tính từ người đặt nền móng cho nhà Thanh là [[Nỗ Nhĩ Cáp Xích]], người xưng [[Hãn|Hãn vương]] nhưng được tôn hiệu Hoàng đế sau khi chết, trên thực tế chưa giữ ngôi vị Hoàng đế một ngày nào.</ref> và là hoàng đế Thanh thứ hai trị vì toàn cõi [[Trung Quốc]], từ năm [[1661]] đến năm [[1722]].
 
Ông là vị hoàng đế tài ba, người đã thiết lập sự thịnh trị dài trên 130 năm của nhà Thanh, sau một loạt binh lửa can qua. Dưới thời cai trị của ông, Đế quốc Thanh đã [[Mãn Thanh chinh phục Trung Hoa|hoàn thành thống nhất]] và kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, [[Mãn Châu]], [[Đài Loan (đảo)|Đài Loan]] nhiều phần của vùng Cận Đông nước [[Nga]], bảo hộ [[Mông Cổ]] và [[Triều Tiên]].
 
Khang Hi là hoàng đế ngồi trên ngai lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc (61 năm) và là một trong những nhà cai trị tại vị lâu nhất trong lịch sử thế giới. Thời gian tại vị của ông thường được xem là mở đầu của thịnh thế Khang - [[Càn Long|Càn]] kéo dài hơn 100 năm, nhưng những năm cuối đời Khang Hi trở nên dần ham hưởng lạc bằng những chuyến nam tuần tốn kém, tỏ ra bất lực trước nạn tham ô tràn lan và thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng khiến vương triều Thanh dần rơi vào suy thoái và lạc hậu.
 
Việc ông băng hà và hoàng đế [[Ung Chính]] lên ngôi đến nay vẫn còn gây tranh cãi: liệu Khang Hi có thực sự truyền ngôi cho người con thứ tư là Ung Chính hay Ung Chính đã giết cha, sửa di chiếu để đoạt ngôi. Tuy nhiên Ung Chính đã chứng minh được mình là một hoàng đế tài giỏi và siêng năng, đã vực lại đế quốc Đại Thanh trên đà suy thoái, nhờ thế mà thịnh trị thời Khang Hi vẫn được tiếp tục.
Dòng 130:
Năm [[1696]], Cát Nhĩ Đan lại liên kết với Sa hoàng, mang 3 vạn quân<ref name="dhp480"/> tấn công [[Trung Quốc]] lần thứ 2. Khang Hi lại thân chinh mang 10 vạn quân<ref name="dhp480"/> đi đánh, chia làm 3 cánh: Tát Bố Tố phía đông, Phí Dương Cổ chỉ huy phía tây và ông tự mình đi trung quân. Kết quả quân Thanh thắng trận, đuổi được Cát Nhĩ Đan.
 
Sang năm [[1697]], Cát Nhĩ Đan tấn công lần thứ 3. Khang Hi lại phải thân chinh một lần nữa. Lần này Cát Nhĩ Đan thất bại nặng, phải chạy về căn cứ Y Lợi, nhưng Y Lợi đã bị cháu là Sách Vọng A Na Bố ĐanThản làm phản chiếm giữ. Cát Nhĩ Đan định chạy sang Tây Tạng nhưng đường đi bị quân Thanh ngăn trở. Nhiều thủ hạ đầu hàng quân Thanh, Cát Nhĩ Đan bèn tự vẫn chết trong tuyệt vọng<ref name="dhp480"/><ref name="tt614">Thương Thánh, sách đã dẫn, tr 614</ref>.
 
Sau này Sách Vọng A Na Bố Thản (Tsewang Rabtan) lại mang quân chiếm [[Tây Tạng]]. Năm 1720 Khang Hi điều binh đánh đuổi Sách Vọng, hộ tống vị Đạt Lai Lạt Ma VII của Tây Tạng về nước. Từ đó nhà Thanh cử sứ thần và quân sĩ tới chiếm lĩnh vùng [[Tây Tạng]]<ref name="dhp481">Đặng Huy Phúc, sách đã dẫn, tr 481</ref>. Từ năm [[1722]], Khang Hi phái quân tiến vào [[Urumqi]], mở đầu việc chiếm giữ [[Tân Cương]] sau này<ref name="ckh390"/>.