Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Muang”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Tập tin:Taikadai-en.svg|thumb|300px|<center>Phân bố của [[ngữ hệ Tai-Kadai]]</center>]]
'''Muang''' ({{lang-lo|ເມືອງ}} ''mɯ́ang'', {{IPA-lo|mɯaŋ˦}}), '''Mueang''' ({{lang-th|เมือง}} ''mɯ̄ang'', {{IPA-th|mɯaŋ˧|pron}}), '''Mường''' ({{IPA-vi|/mɨəŋ ˨˩/}}) hay '''Mong''' ({{lang-shn|{{my|မိူင်း}}}} ''mə́ŋ'', {{IPA-shn|məŋ˦|pron}}) là tên thời cận đại được dùng để chỉ một vùng lãnh thổ bán độc lập có ở vùng những dân tộc thuộc [[ngữ hệ Tai-Kadai]] cư trú, về địa lý là bắc phần [[bán đảo Đông Dương]] và lân cận. Ngày nay vùng này ở trong lãnh thổ của [[Thái Lan]], [[Lào]], bắc [[Việt Nam]], bắc [[Campuchia]], phía nam [[tỉnh Vân Nam]] và tây tỉnh [[Quảng Tây]] [[Trung Quốc]], [[Myanmar]], bang [[Assam]] ở đông bắc [[Ấn Độ]].
 
== Nguồn gốc ==
Dòng 33:
Theo [[mô hình Mandala]] của các nước có tổ chức chính trị theo hệ thống phân cấp thì "mueang" nhỏ hơn phải phụ thuộc vào những người láng giềng mạnh hơn, và lần lượt phụ thuộc vào một vị vua hoặc lãnh đạo khác ở trung ương. Các "mueang" mạnh hơn, thường được gọi phân bậc là [[chiang]], [[wiang]], [[nakhon]] hoặc [[krung (Thái)|krung]] (ví dụ [[Bangkok]] là "''Krung'' Thep Maha ''Nakhon''") đôi khi cố gắng để giải phóng mình khỏi lệ thuộc và có thể có được những giai đoạn độc lập tương đối.
 
Mueang lớn hay nhỏ cũng thường chuyển lòng trung thành, và thường hướng tới một người hàng xóm hùng mạnh,. mạnh nhất trongTrong thời cận đại thì mạnh nhất là [[nhà Minh]] của Đế chế [[Trung Hoa]]. Mức độ duy trì độc lập tương đối của mueang tùy thuộc khả năng nội tại, vị trí địa lý, cũng như các yếu tố lịch sử khác. Nó dẫn đến ở vùng [[Lưỡng Quảng]] đông nam Trung Quốc thì quản lý của chính quyền vững mạnh, [[người Choang]] đã [[Hán hóa]] cao và lâu dài, từ "mueang" không còn được sử dụng, trong khi ở [[Vân Nam]] thì [[Người Thái (Trung Quốc)|người Thái]] vẫn duy trì được các mueang.
 
== Trong địa danh ==
Lịch sử đã để lại trong vùng những dân tộc thuộc [[ngữ hệ Tai-Kadai]] cư trú những địa danh có tiền tố "''mường''" (muang) và "''chiềng''" (hay chiang, xiang, xieng). Nó có thể phản ánh vùng lãnh thổ đó đã từng tạo dựng được quyền bán tự trị.
 
Tại Việt Nam "''mường''" tồn tại chủ yếu ở vùng tây bắc và bắc Trung bộ, tại vùng cư trú của [[Người Thái (Việt Nam)|người Thái]] và [[Người Lào (Việt Nam)|Lào]]. Sự giao thoa văn hóa dẫn đến "mường" xuất hiện ở một số vùng cư trú của [[người Mường]]. Tại vùng [[người Tày]]-[[Người Nùng|Nùng]] ở vùng đông bắc thì diễn biến giống như với [[người Choang]] ở vùng [[Lưỡng Quảng]], Trung Quốc, thành tố "mường" không còn sử dụng.
 
== Huyện của Lào ==