Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tuồng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 6:
Hầu hết các học giả nghiên cứu kinh kịch [[Trung Quốc]] đều xác nhận [[kinh kịch]] là loại [[kịch]] của [[nhà Thanh|Thanh triều]] tại kinh thành [[Bắc Kinh]], tức "Bắc Kinh kịch nghệ". Còn hát bộ của Việt Nam là hát diễn tương tự kinh kịch nhưng theo "Kinh điển kịch lệ". "Bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng ''bộ diễn''. Vì vậy mới gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ". Gọi là "hát bội" bởi trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướn, lông công, lông trĩ... lên người. Theo nhà nghiên cứu [[Vũ Khắc Khoan]], cả hai tên gọi ấy đều đúng.<ref>Phần giải thích hát bội, căn cứ theo Vũ Đức Sao Biển, tr. 92.</ref>
 
Lối hát tuồng du nhập vào Việt Nam vào thời điểm nào chưa được minh xác nhưng có truyền thuyết ghi rằng vào thời [[Nhà Tiền Lê|Tiền Lê]] năm 1005, một kép hát [[người TàuHoa]] tên là [[Liêu Thủ Tâm]] đến [[Hoa Lư]] và trình bày lối hát xướng thịnh hành bên [[nhà Tống]] và được vua [[Lê Long Đĩnh]] thâu dụng, bổ là phường trưởng để dạy cung nữ ca hát trong cung.<ref name="a">"Hát bội". ''Thế giới Tự do'' Tập Tập X Số 8. Sài Gòn: Sở Thông tin Hoa Kỳ, 1961. tr 25</ref>
 
Sang thời [[nhà Trần]], Hưng Đạo Đại vương [[Trần Hưng Đạo|Trần Quốc Tuấn]] bắt được một tên quân [[nhà Nguyên]] tên là [[Lý Nguyên Cát]] vốn là kép hát. Vương tha tội chết cho Cát và sai dạy lối hát đó cho binh sĩ. Cát cho diễn vở ''Vương mẫu hiến đào'' để vua ngự lãm cùng các triều thần xem. Ai cũng cho là hay.<ref name="a" />