Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà tù Sơn La”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n Đã hủy sửa đổi của 58.187.104.133 (Thảo luận) quay về phiên bản của Lưu Ly
Dòng 1:
'''Nhà tù Sơn La''' là một [[nhà tù]] do [[Pháp]] xây dựng tại tỉnh [[Sơn La]].
 
Được xây dựng năm [[1908]], trên đồi Khau Cả, T.pthị xã [[Sơn La]], ban đầu chỉ là một nhà tù nhỏ, sau nâng dần lên nhà tù hàng [[tỉnh]] với số lượng tù nhân tăng dần.
 
Chỉ tính trong giai đoạn [[1930]]-[[1945]], quân Pháp đã giam cầm, đầy ải 1.007 lượt chiến sĩ cách mạng [[Việt Nam]] và những người yêu nước khác.
 
Nhà tù này là nơi giam giữ những người [[cộng sản]] mà sau này đã trở thành các nhà lãnh đạo [[cách mạng]] [[Việt Nam]] như: [[Lê Duẩn]], [[Trường Chinh]], [[Văn Tiến Dũng]], [[Song Hào]], [[Xuân Thuỷ]], [[Trần Huy Liệu]], [[Nguyễn Cơ Thạch]], [[Mai Chí Thọ]], [[Trần Quốc Hoàn]], [[Hoàng Tùng]], [[Hoàng Thế Thiện]], [[Tô Hiệu]]…
 
Đến với di tích Nhà tù Sơn La, thăm các xà lim ngầm, xà lim chéo, trại ba gian cùng với hàng trăm hiện vật, du khách sẽ chứng kiến hoàn cảnh sống cơ cực của tù nhân, càng khâm phục ý chí kiên cường của họ trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù dân tộc. Du khách sẽ không khỏi xúc động đứng trước cây đào mang tên Tô Hiệu, bên tường đá nhà ngục cây đào luôn xanh tươi - biều tượng cho ý chí bất khuất của người cộng sản.
 
Bên cạnh khu di tích nhà tù là Nhà Bảo tàng tổng hợp của tỉnh Sơn La, nơi trưng bày nhiều hiện vật quí giới thiệu truyền thống lịch sử, văn hoá của cộng đồng 12 dân tộc đoàn kết cùng nhau xây dựng Sơn La thành tỉnh giàu có của Việt Nam.
 
Di tích nhà tù Sơn La được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng năm 1962. Hàng năm đón hơn trăm nghìn lượt du khách đến tham quan.
 
Nhà tù Sơn la là nơi ra đời của báo Nhân Dân.
 
Là "địa ngục trần gian" để giam cầm, đầy ải những người yêu nước Việt Nam, những chiến sĩ cộng sản dám đứng lên đấu tranh, lãnh đạo quần chúng giành lại độc lập cho Tổ quốc, tự do, bình đẳng, bác ái cho mọi người. Ðã bị đầy ải lên nhà tù Sơn La thì mạng sống rất mong manh, bởi ngoài khí hậu khắc nghiệt, là sự đầy ải, tra tấn tàn bạo của bọn cai ngục. "Nước Sơn La, mà Tạ Bú", lên đây rất khó có ngày về. Nhà thơ cách mạng Xuân Thủy, năm 1941, khi bị đầy lên nhà tù Sơn La đã viết: "Lờ mờ cửa ngục thông ba lỗ/ Thăm thẳm hầm giam sâu mấy tầng/ Tháng tháng cơm xôi đau cả bụng/ Ðêm đêm sàn đá buốt sau lưng/ Ai ơi sốt rét đừng ra máu/ Non nước chờ xem ta vẫn vùng".
 
 
Nhà tù Sơn La khi mới xây dựng năm 1908 chỉ là một nhà tù nhỏ với diện tích chừng 500m2, sau được thực dân Pháp mở rộng ra gấp nhiều lần ban đầu, có tháp canh, phòng giam, xà lim ngầm. Mùa hè, các phòng giam như các lò nung khi gió Lào tràn tới, còn mùa đông thì lạnh thấu xương... Bệnh sốt rét rừng, ăn uống kham khổ, làm việc lao lực khiến bao người tù mãi mãi không trở về.
 
 
Trong một bức thư gửi Thống sứ Bắc Kỳ, Công sứ Sơn La Xanh-pu-lốp đã không cần giấu giếm về chế độ tàn bạo, mất tính người của nhà tù Sơn La: "Xin ngài cứ tiếp tục gửi chính trị phạm lên Sơn La. Bọn này nếu ở Hỏa Lò là những hạng hung hăng khó trị thì rồi đây lên tới Sơn La, chỉ trong vòng sáu tháng thôi, vi trùng sốt rét sẽ làm chúng suy nhược và trở nên hiền hòa". Với ý đồ đầy ải cho đến chết người cách mạng trung kiên, thực dân Pháp đã giam cầm ở đây biết bao chiến sĩ tiền bối của cách mạng Việt Nam như Tổng Bí thư Trường Chinh, các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Văn Trân, Trần Huy Liệu, Xuân Thủy...
 
 
Ðồng chí Tô Hiệu đã anh dũng hy sinh ở nhà tù Sơn La ngày 7-3-1944. Ngày nay, cây đào do đồng chí Tô Hiệu trồng từ một hạt đào hiếm hoi lọt vào trong nhà tù vẫn hàng ngày tỏa bóng mát bên góc nhà lao năm xưa và xuân về, những bông hoa đào lại khoe sắc thắm như nhắc nhở ai có dịp tới thăm lại "địa ngục trần gian" năm xưa về những giọt máu oai hùng mà các chiến sĩ cộng sản, những người yêu nước năm xưa đã đổ ra để đất nước được độc lập, dân tộc được tự do.
 
 
Cái nhà tù khủng khiếp đó khiến chính những kẻ đã xây ra nó không muốn ai được biết về tội ác ghê gớm do bọn thực dân gây ra nên năm 1952, khi phải rút chạy khỏi Sơn La, thực dân Pháp đã ném bom phá hủy cái nhà tù ghê rợn này. Thế nhưng chính ngay tại cái "địa ngục trần gian" ghê gớm đó, từ tháng 5-1941, những người cộng sản bị giam cầm ở đây vẫn bí mật cho ra tờ báo "Suối Reo" do các đồng chí Trần Huy Liệu, Xuân Thủy thay nhau làm chủ bút.
 
 
Ngày nay, tới thăm phòng trưng bày hiện vật lịch sử của nhà tù Sơn La ta sẽ được đọc những dòng lưu bút của Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trang trọng ở phòng trưng bày: "Biến cái rủi thành cái may, các đồng chí đã lợi dụng những ngày tháng ở tù để hội họp và học tập lý luận. Một lần nữa lại chứng tỏ rằng chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù chẳng những không ngăn cản được bước tiến của cách mạng, mà trái lại nó đã trở lên một thứ lửa thử vàng, rèn luyện cho giới cách mạng càng thêm cứng rắn".
 
 
 
[[Thể loại:Nhà tù Việt Nam]]