Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quách Gia”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 30:
:''Bản Sơ nắm giữ bộ chúng Ký Châu, Thanh Châu và Tinh châu theo hắn, đất rộng binh cường, mà nhiều lần có hành vi không cung kính. Ta muốn đánh dẹp hắn, mà sức chẳng địch nổi, biết phải làm sao?"''
Quách Gia đáp:
:''Cái hơn kém của Lưu, Hạng là điều mà công biết rõ vậy. [[Hán Cao Tổ]] chỉ hơn về trí; [[Hạng Vũ]] tuy mạnh, rút cục bị Lưu Bang bắt. Gia này trộm tính rằng, Viên Thiệu có 10 điều bại, công có 10 điều thắng, dẫu binh cường mạnh, cũng chẳng là gì.''
# ''Thiệu đa lễ rườm rà; công thuận lẽ tự nhiên, là thắng về đạo, là một.''
# ''Thiệu hành động trái nghịch, công thuận lẽ phải để thống quản thiên hạ, là thắng về nghĩa, là hai.''
Dòng 44:
:''Như lời khanh nói, Cô có đức gì để thắng hắn.''
Gia lại nói:
:''Thiệu mới lên bắc đánh [[Công Tôn Toản]], ta nên nhân lúc hắn viễn chinh, sang đông đánh Lã Bố. Không đánh thắng Bố trước, nếu Thiệu đến đánh ta, Bố tất chi viện hắn, đấy là việc tai hại vậy''<ref name=":1">Tam Quốc Chí, sách đã dẫn, tr 18</ref>''.''
Tào Tháo đồng ý với Quách Gia.
==Bày mưu bắt Lã Bố==
Năm Kiến An thứ 3 (198), Tào Tháo từ huyện Uyển đi đánh [[Lã Bố]], đánh liền ba trận, thẳng đến Hạ Phì (Giang Tô ngày nay), Bố thua luôn, phải lui quân vào thành cố thủ. Quân Tào vây đánh không hạ được thành, giao chiến liên miên, sĩ tốt mệt mỏi, Tào Tháo muốn lui quân. [[Tuân Du]] và Quách Gia can rằng:
:''Lã Bố dũng mãnh mà vô mưu, nay giao chiến ba trận đều thua cả, nhuệ khí của hắn đã suy rồi. Ba quân lấy tướng soái làm chủ, chủ suy thì quân không có chí chiến đấu. Trần Cung có trí mưu nhưng chậm chạp, nay là lúc khí của Bố chưa hồi phục, cái mưu của Cung chưa định, ta tiến gấp đánh chúng, có thể bắt được Bố vậy.''
Tào Tháo nghe theo, dùng kế dẫn nước sông Nghi, sông Tứ vào thành Hạ Phì, thành vỡ lở, bắt sống được Lã Bố, sau đó cho giết Bố.
''Phó tử'' chép: Tào Tháo muốn dẫn quân về, Quách Gia nói:
:''Xưa kia [[Hạng Vũ|Hạng Tịch]] đánh hơn 70 trận, chưa từng bị thua bại, một sớm thất thế mà thân chết nước vong, là bởi hữu dũng vô mưu vậy. Nay Bố mỗi khi đánh thường thất bại, khí lực suy tận, trong ngoài thất thố. Mà uy lực của Bố chẳng bằng được Hạng Tịch, song nỗi khốn quẫn lại trầm trọng hơn nhiều, nếu ta thừa thắng đánh hắn, chính là lúc bắt được hắn''<ref name=":1" />''.''
Tào Tháo theo lời Quách Gia.
==Đối xử với Lưu Bị==
Dòng 58:
:''Bị có chí anh hùng, nay không sớm trừ đi, sau tất thành họa.
Tháo hỏi Quách Gia, Gia nói:
:''Đúng thế. Nhưng công vung kiếm khởi nghĩa binh, vì trăm họ trừ hại, thành tâm đãi người, dựa vào tín nghĩa để chiêu vời tuấn kiệt, còn sợ là chưa đủ. Nay Bị có cái danh anh hùng, vì cùng khốn theo về với ta mà lại hại hắn, thế tất mang tiếng hại người hiền, thì kẻ trí sĩ tất sẽ tự ngờ, đổi ý chọn chủ, ai giúp công yên định thiên hạ? Ôi, dứt mối lo một người, để ngăn lòng mong ngóng của bốn bể, cái cơ an nguy, chẳng thể không xét kỹ!''<ref name=":2">Tam Quốc Chí, sách đã dẫn, tr 19</ref>
Tào Tháo cười nói:
:''Ngài nói trúng ý ta rồi.''
''Phó tử'' chép: Khi Lưu Bị đến hàng, Tào Tháo dùng lễ khách đối đãi. Quách Gia nói với Tào Tháo rằng:
:''Bị có hùng tài mà rất được lòng người. Trương Phi, Quan Vũ đều có sức địch muôn người, sẵn lòng chết vì Bị. Gia xét thấy, Bị rốt cuộc không chịu ở dưới người, mưu tính của hắn chưa thể lường được vậy. Cổ nhân có nói ''"Một ngày thả địch, hậu hoạn nhiều đời"''. Nên sớm liệu đi''<ref name=":2" />''.''
Bấy giờ, Tào Tháo phụng mệnh Thiên tử để hiệu lệnh thiên hạ, đang chiêu dụ kẻ anh hùng để nêu cao đại tín, chưa theo mưu của Gia được. Đến lúc sai Bị đi đánh Viên Thuật, Quách Gia và Trình Dục đều đón xe ngựa mà can rằng:
:''Thả Bị đi, là sinh biến vậy!''
Dòng 69:
:''Tam Quốc diễn nghĩa'' thiên về cách nói trong ''Phó tử''.
''Phó tử'' chép: Tào Tháo muốn tức tốc đi đánh Lưu Bị, kẻ nghị bàn sợ rằng khi quân đi, bị Viên Thiệu đánh úp phía sau, tiến thì không đánh được mà lui thì mất chỗ ở. Tào Tháo ngờ sợ, hỏi Quách Gia, Gia khuyên:
:''Thiệu vốn chậm chạp mà đa nghi, đến tất không nhanh được. Bị mới khởi sự, nhân tâm chưa phục, đánh gấp hắn tất bại. Đấy là mấu chốt của lẽ tồn vong, chẳng nên bỏ lỡ vậy''<ref name=":3">Tam Quốc Chí, sách đã dẫn, tr 20</ref>''.''
Tào Tháo nghe theo, sang đông đánh Lưu Bị. Bị thua chạy sang chỗ Viên Thiệu, Thiệu quả nhiên không xuất binh.
Bùi Tùng Chi cho rằng trong ''Vũ đế kỷ'' việc quyết kế đánh Lưu Bị, liệu rằng Thiệu không xuất binh là do ở Tào Tháo chứ không phải Quách Gia<ref name=":3" />.
==Dự đoán về cái chết của Tôn Sách==
Bấy giờ, [[Tôn Sách]] đánh quanh ngàn dặm, thu hết xứ Giang Đông, nghe tin Tào Tháo và Viên Thiệu cầm giữ nhau ở Quan Độ, muốn vượt sông Giang lên phía bắc đánh úp Hứa Huyện. Chúng nghe nói đều sợ, Gia dự liệu rằng:
:''Sách mới thôn tính Giang Đông, những kẻ sĩ bị Sách giết đều là anh hùng hào kiệt, có thể khiến kẻ khác dốc sức đến chết. Vậy mà Sách lại coi thường không phòng bị, dẫu có trăm vạn bộ chúng, chẳng khác một mình đi giữa trung nguyên. Ví như có thích khách một mình mai phục, thì là một người đánh một người thôi. Vì thế ta cho rằng, Sách tất sẽ chết bởi tay một kẻ thất phu''<ref name=":3" />''.''
Tôn Sách đến ven biên, còn chưa sang sông, quả nhiên bị môn khách của Hứa Cống giết chết.
Bùi Tùng Chi cho rằng Quách Gia dự đoán được Tôn Sách sẽ chết dưới tay kẻ thất phu là tiên kiến sáng suốt, nhưng không hẳn là thượng trí, vì Gia không biết Sách chết vào ngày tháng năm nào. Việc Sách chết vào đúng năm định đánh Hứa Đô chỉ là sự trùng hợp<ref name=":3" />.
==Giúp sức dẹp họ Viên==
Năm Kiến An thứ 5 (200), Tào Tháo đại phá 10 vạn quân của Viên Thiệu trong [[trận Quan Độ]]. Hai năm sau (202), Viên Thiệu ho ra máu, chết ở Nghiệp Thành, lập thư truyền vị cho con thứ 3 là [[Viên Thượng]], bỏ qua con trưởng là [[Viên Đàm]]. Hai anh em Đàm, Thượng đánh nhau giành quyền thừa kế.
Tào Tháo nhân cơ bắc phạt, Quách Gia theo đi đánh Đàm, Thượng ở Lê Dương, đánh thắng liên tiếp nhiều trận. Chư tướng muốn thừa thắng hết sức đánh, Gia nói:
:''Viên Thiệu yêu quý hai đứa con này, không biết nên lập đứa nào. Có Quách Đồ, Phùng Kỷ là mưu thần giúp hai đứa, tất sẽ đến lúc chúng giao đấu, rồi chia lìa nhau vậy. Ta đánh gấp thì chúng hòa nhau, ta trì hoãn thì chúng nảy lòng tranh đoạt. Chẳng bằng ta xuôi nam hướng đến Kinh Châu vẻ như đi đánh Lưu Biểu, đợi chúng sinh biến; biến đã thành mà sau ta đánh chúng, có thể chỉ một trận là định được''<ref>Tam Quốc Chí, sách đã dẫn, tr 20-21</ref>''.''
Tào Tháo nghe theo, bèn nam chinh. Quân đi đến Tây Bình, Đàm và Thượng quả nhiên tranh đoạt Ký Châu. Đàm bị Thượng đánh bại, chạy đến giữ huyện Bình Nguyên, sai [[Tân Bì]] đến xin hàng. Tào Tháo quay về cứu Đàm vì thế bình định được huyện Nghiệp.
Quách Gia lại theo đi đánh Đàm ở Nam Bì, bình Ký Châu, được phong làm Vị Dương đình hầu.
''Phó tử'' chép: Hà Bắc đã bình, Tào Tháo nhiều lần triệu gọi kẻ sĩ nổi danh ở các châu Thanh, Ký, U, Tinh, dần dần sử dụng họ, cho họ làm Duyện thuộc xét việc. Đều là mưu kế của Quách Gia vậy<ref>Tam Quốc Chí, sách đã dẫn, tr 21</ref>.
==Gia đình==
Quách Gia có một con trai là Quách Dịch, tự là Bá Ích, dạy văn học cho thái tử nhưng chết sớm. Ông này có hai con trai là Quách Thâm và Quách Sưởng. Con Quách Thâm là Quách Liệp còn sau đó không rõ<ref>Tam Quốc Chí, sách đã dẫn, tr 23</ref>. Quách Sưởng, tự là Thái Trung, là người có tài, nhậm chức tán kỵ thường thị<ref>Tam Quốc Chí, sách đã dẫn, tr 24</ref>.
Dòng 112:
* ''Tam Quốc diễn nghĩa'', [[La Quán Trung]], bản dịch của cụ [[Phan Kế Bính]], Bùi Kỷ hiệu đính
 
== Chú thích ==
<references />
==Xem thêm==
*[[Tam Quốc]]
Hàng 118 ⟶ 120:
 
{{Nhân vật Tam Quốc}}
 
[[Thể loại:Sinh 170]]
[[Thể loại:Mất 207]]