Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tổ chức Thương mại Thế giới”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Đàm phán: sửa chính tả 3, replaced: MexicoMéxico using AWB
TuanUt-Bot! (thảo luận | đóng góp)
n Fix, removed: Hoa Kì (4) using AWB
Dòng 23:
 
== Nguồn gốc ==
[[Hội nghị Bretton Woods]] vào năm [[1944]] đã đề xuất thành lập [[Tổ chức Thương mại Quốc tế]] (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương mại giữa các nước. Hiến chương ITO được nhất trí tại Hội nghị của [[Liên Hiệp Quốc]] về Thương mại và Việc làm tại [[La Habana]] [[tháng ba|tháng 3]] năm [[1948]]. Tuy nhiên, [[Thượng viện Hoa Kỳ|Thượng nghị viện Hoa Kì]] đã không phê chuẩn hiến chương này.<ref>P. van den Bossche, ''The Law and Policy of the World Trade Organization'', 80</ref><ref>Palmeter-Mavroidis, ''Dispute Settlement'', 2</ref><ref name="CRS-2007-pg 4">{{chú thích web |url=http://www.nationalaglawcenter.org/assets/crs/98-928.pdf |title=The World Trade Organization: Background and Issues |last=Fergusson |first=Ian F. |date=ngày 9 tháng 5 năm 2007 |publisher=[[Congressional Research Service]] |page=4 |accessdate = ngày 15 tháng 8 năm 2008 |format=PDF}}</ref> Một số nhà sử học cho rằng sự thất bại đó bắt nguồn từ việc giới doanh nghiệp Hoa Kì lo ngại rằng Tổ chức Thương mại Quốc tế có thể được sử dụng để kiểm soát chứ không phải đem lại tự do hoạt động cho các doanh nghiệp lớn của [[Hoa Kỳ|Hoa Kỳ]] (Lisa Wilkins, 1997).
 
ITO chết yểu, nhưng hiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều chỉnh thương mại quốc tế vẫn tồn tại. Đó là [[Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch|Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại]] (GATT). GATT đóng vai trò là khung pháp lí chủ yếu của hệ thống thương mại đa phương trong suốt gần 50 năm sau đó. Các nước tham gia GATT đã tiến hành 8 [[vòng đàm phán]], kí kết thêm nhiều thỏa ước thương mại mới. Vòng đám phán thứ tám, [[Vòng đàm phán Uruguay]], kết thúc vào năm 1994 với sự thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT. Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa, quản lý, và mở rộng. Không giống như GATT chỉ có tính chất của một [[hiệp ước]], WTO là một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể. WTO chính thức được thành lập vào ngày [[1 tháng 1]] năm [[1995]].<ref name="GY">[http://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/fact4_e.htm The GATT Years: from Havana to Marrakesh], WTO official site</ref>
Dòng 79:
Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO bao gồm hai cấp: sơ thẩm và phúc thẩm. Ở cấp sơ thẩm, tranh chấp sẽ được giải quyết bởi một [[Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp của WTO|Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp]]. Ban hội thẩm này thông thường gồm 3 đên 5 chuyên gia trong lĩnh vực thương mại liên quan. Ban hội thẩm sẽ nghe lập luận của của các bên và soạn thảo một báo cáo trình bày những lập luận này, kèm theo là phán quyết của ban hội thẩm. Trong trường hợp các bên tranh chấp không đồng ý với nội dung phán quyết của ban hội thẩm thì họ có thể thực hiện thủ tục khiếu nại lên [[Cơ quan giải quyết tranh chấp cấp Phúc thẩm|Cơ quan phúc thẩm]]. Cơ quan này sẽ xem xét đơn khiếu nại và có phán quyết liên quan trong một bản báo cáo giải quyết tranh chấp của mình. Phán quyết của các cơ quan giải quyết tranh chấp nêu trên sẽ được thông qua bởi [[Hội đồng Giải quyết Tranh chấp của WTO|Hội đồng Giải quyết Tranh chấp]]. Báo cáo của cơ quan giải quyết tranh chấp cấp phúc thẩm sẽ có hiệu lực cuối cùng đối với vấn đề tranh chấp nếu không bị Hội đồng Giải quyết Tranh chấp phủ quyết tuyệt đối (hơn 3/4 các thành viên Hội đồng giải quyết tranh chấp bỏ phiếu phủ quyết phán quyết liên quan).
 
Trong trường hợp thành viên vi phạm quy định của WTO không có các biện pháp sửa chữa theo như quyết định của Hội đồng Giải quyết Tranh chấp, Hội đồng có thể ủy quyền cho thành viên đi kiện áp dụng các "biện pháp trả đũa" (trừng phạt thương mại). Những biện pháp như vậy có ý nghĩa rất lớn khi chúng được áp dụng bởi một thành viên có tiềm lực kinh tế mạnh như Hoa Kì hay Liên minh châu Âu. Ngược lại, ý nghĩa của chúng giảm đi nhiều khi thành viên đi kiện có tiềm lực kinh tế yếu trong khi thành viên vi phạm có tiềm lực kinh tế mạnh hơn, chẳng hạn như trong tranh chấp mang mã số DS 267 về trợ cấp bông trái phép của Hoa Kỳ [http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/267abr_e.pdf].
 
== Cơ cấu tổ chức ==