Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiếng Phạn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Varlaam (thảo luận | đóng góp)
TuanUt-Bot! (thảo luận | đóng góp)
n →‎Từ nguyên: Fix, replaced: Hoa Kì → Hoa Kỳ using AWB
Dòng 36:
Theo định nghĩa trên thì tiếng Phạn luôn là một ngôn ngữ cao cấp được dùng trong những lĩnh vực [[tôn giáo]] và [[khoa học]], đối nghịch với những loại ngôn ngữ bình dân. Bộ văn phạm cổ nhất còn được lưu lại là ''[[Bát chương ngữ pháp thư]]'' (zh. 八章語法書, sa. ''aṣṭādhyāyī'') của [[Ba-ni-ni]] (zh. 巴尼尼, sa. ''pāṇini''), được biên tập vào khoảng thế kỉ thứ 5 trước CN. Bộ này cơ bản là một bộ ngữ pháp quy định, phán định (''prescriptive'') thế nào là tiếng Phạn đúng, thay vì mang tính chất miêu tả (''descriptive''). Tuy nhiên, nó vẫn hàm dung những phần miêu tả, phần lớn miêu tả những dạng từ ngữ Phệ-đà đã không còn phổ biến vào thời của [[Ba-ni-ni]].
 
Mặc dù hầu hết những người học tiếng Phạn cũng đã nghe câu truyện truyền thống là tiếng Phạn đã được sáng tạo và tinh chế qua nhiều thế hệ (theo truyền thống là hơn một thiên niên kỉ) cho đến lúc được xem là toàn hảo. Khi danh từ ''saṃskṛta'' xuất hiện tại Ấn Độ, nó không được hiểu là một ngôn ngữ đặc thù, khác biệt so với những ngôn ngữ khác (người Ấn thời đó thường xem ngôn ngữ là [[phương ngữ|phương ngôn]], tức là những thứ tiếng địa phương), mà chỉ là một cách ăn nói tao nhã đặc biệt, có một mối tương quan với các ngôn ngữ địa phương như trường hợp [[tiếng Anh]] "chuẩn" có mối tương quan với những loại phương ngôn được dùng tại [[Vương quốc Anh]] hoặc [[Hoa Kỳ|Hoa Kì]]. Kiến thức tiếng Phạn là một dấu hiệu của địa vị xã hội và học vị, được truyền dạy qua sự phân tích chặt chẽ những nhà văn phạm Phạn ngữ như [[Ba-ni-ni]]. Hình thái của ngôn ngữ này xuất phát từ dạng Phệ-đà có trước và các học giả thường phân biệt giữa Phệ-đà Phạn ngữ (zh. 吠陀梵語, en. ''vedic sanskrit'') và Hoa văn Phạn ngữ (zh. 華文梵語, en. ''classical sanskrit''). Tuy nhiên, hai ngôn ngữ này rất giống nhau về nhiều mặt, chỉ khác nhau phần lớn ở một vài khía cạnh âm vận, từ vị và ngữ pháp. Cũng một số người cho rằng, Ấn Độ thời xưa có nhiều phương ngôn khác nhau và Hoa văn Phạn ngữ là một trong những phương ngôn, [[Kinh Vệ Đà|Phệ-đà]] là một cấp bậc cổ hơn của một trong những phương ngôn này. Tiếng Phệ-đà có khuynh hướng chuyển các từ Ấn-Âu '''l''' ल् thành '''r''' र्, chuyển '''ḍ''' ड् và '''ḍh''' ढ् thành '''ḷ''' ऌ và '''ḷh''' ळ giữa các nguyên âm (với '''l''' uốn lưỡi).
 
Tiếng Phệ-đà là ngôn ngữ của những bộ kinh Phệ-đà, những thánh điển xuất hiện sớm nhất tại Ấn Độ và cũng là cơ sở của Ấn Độ giáo. Bộ kinh Phệ-đà cổ nhất, [[Lê-câu-phệ-đà]], được biên tập trong thiên niên kỉ thứ hai trước CN. Các dạng từ ngữ Phệ-đà được lưu truyền cho đến giữa thiên niên kỉ thứ nhất trước CN. Vào khoảng thời gian này, tiếng Phạn thực hiện một bước chuyển biến từ một ngôn ngữ thứ nhất thành một ngôn ngữ thứ nhì của tôn giáo và học thức, đánh dấu bước khởi đầu của thời kì Hoa văn. Một dạng tiếng Phạn được gọi là Sử thi Phạn ngữ (zh. 史詩梵語, en. ''epic sanskrit'') được tìm thấy trong những trường sử thi như [[Mahābhārata]] và những sử thi khác. Dạng tiếng Phạn này hàm dung nhiều thành tố ''prākṛta'', là những thành phần vay mượn từ ngôn ngữ "bình dân", so với Hoa văn Phạn ngữ chuẩn. Cũng có một ngôn ngữ được các học giả gọi là [[Phật giáo tạp chủng phạn ngữ]] (''Buddhist Hybrid Sanskrit''); nó thật sự là một dạng ''prākṛta'' với những thành phần tiếng Phạn được dùng để tô hoạ thêm.