Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mật tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 8:
Mật tông du nhập vào [[Nhật Bản]] vào khoảng cuối thế kỷ thứ 8 đầu [[thế kỷ thứ 9]] bởi Hoằng Pháp Đại Sư [[Không Hải]] (zh. 空海, ja. ''kūkai''). Sư đã đi sang Trung Quốc tầm sư học đạo và làm môn đệ của Đại sư [[Huệ Quả]], một môn đệ của Bất Không. Sau khi về nước và lập ra trường phái [[Chân ngôn tông]] (ja. ''shingon-shū'') rất hưng thịnh và là một trong những tông phái quan trọng của nền [[Phật giáo Nhật Bản]].
 
Các yếu tố quan trọng của Mật tông là phép niệm chân ngôn, phép bắt [[Ấn (Phật giáo)|ấn]] (sa. ''mudrā'') và sử dụng [[Mạn-đồ-la]] cũng như các lần [[Quán đỉnh]] (zh. 灌頂, sa. ''abhiṣeka''). Mật tông là giáo pháp mà sư phụ truyền cho học trò bằng lời (khẩu quyết) và đó là lí do mà Mật tông không được truyền bá rộng rãi. Mật Tông tại Trung Quốc rất thịnh hành vào đời Đường, nhưng dần dần thoái trào và về sau này thì hầutuởng như suy vi hẳn. Thật ra, sau này do nhiều pháp sư lạm dụng sự huyền bí của chơn ngôn nên mật tông dần co cụm lại và truyền thụ cho những nguời có duyên với pháp môn này.
 
Tại Việt Nam, hiện có khá nhiều đạo tràng tu tập thiền tông khế hợp với mật tông, có nhiều tác giả phổ biến và dịch thuật nhiều tạng kinh luận chuyên về mật tông như [[Thích Thiền Tâm]], [[Thích Viên Đức]], [[Phương Nghi Huyền Thạch công]], [[Kim Cang Thích Minh Đức]], [[chùa Tây Tạng]] (Bình Dương), [[Tịnh viện Hải Triều Âm]] (Đại Ninh)...
 
 
 
==Tham khảo==