Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chia rẽ Tito – Stalin”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Chuyến đi đến Moscow: ngữ nghĩa, replaced: tối cao nhất → tối cao using AWB
Xixaxixup (thảo luận | đóng góp)
Dòng 42:
Nam Tư bị khai trừ khỏi các tổ chức quốc tế của khối xã hội chủ nghĩa. Sau khi bị khai trừ, Tito đàn áp những ai ủng hộ nghị quyết trên, gọi họ là "cominformists" <ref>Paul Garde, ''Vie et mort de la Yougoslavie'', Fayard, Paris, 2000, p. 91</ref>. Đa số bị đưa vào các trại giam tù chính trị tại đảo Goli Otok (thuộc Croatia) <ref>Serge Métais, ''Histoire des Albanais'', Fayard, Paris 2006, p. 322</ref>. từ năm 1948 đến 1952, Xô Viết hỗ trợ các đồng minh của mình xây dựng lại lực lượng quân sự, như Hungary, để đối đầu với Nam Tư. Người kế nhiệm của Stalin, [[Nikita Khrushchev]] sau đó bình luận, "Tito nằm trong danh sách đen của Stalin, sau Triều Tiên".
 
Những đảng cộng sản khác ở Đông Âu cũng ra sức thanh trừng những người theo tư tưởng của Tito. Cụm từ Titoism được gắn với vị thế của một nước đi theo con đường dân tộc hướng tới chủ nghĩa xã hội. Sau cái chết của Stalin và bác bỏ luôn chính sách của ông ta bởi Khrushchev, hòa bình được lập lại, đưa Nam trở lại với anh em xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy, mối quan hệ giữa hai nước không bao giờ được hàn gắn toàn vẹn, Nam Tư tiếp tục theo đuổi đường lối độc lập của mình, tránh đi đối đầu Đông - Tây. Quận đội Nam Tư vẫn duy trì hai kế hoạch phòng thủ, một với NATO, một với Khối Hiệp ước Warsaw.
 
Tito lợi dụng sự bất hòa với Liên Xô để hưởng viện trợ của Mĩ qua [[kế hoạch Marshall]] cũng như sáng lập [[Phong trào không liên kết]].