Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành phố Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuanUt-Bot! (thảo luận | đóng góp)
n →‎top: Fix, replaced: Hoa Kì → Hoa Kỳ using AWB
n cập nhật thêm
Dòng 39:
}}
 
'''Thành phố Hồ Chí Minh''' (hiện nay vẫn được gọi phổ biến với tên cũ là '''Sài Gòn''') là thành phố lớn nhất Việt Nam xét về quy mô dân số và mức độ đô thị hóa, đồng thời cũng là đầu tàu [[Kinh tế Việt Nam|kinh tế]]<ref>{{chú thích web |url=http://www.thanhnien.com.vn/kinh-te/xay-dung-tphcm-thanh-dac-khu-kinh-te-cua-ca-nuoc-596719.html|tiêu đề=Xây dựng TP.HCM thành đặc khu kinh tế của cả nước |ngày truy cập=ngày 14 tháng 8 năm 2015|nơi xuất bản=Báo Thanh Niên}}</ref> và là một trong những trung tâm [[Văn hóa Việt Nam|văn hóa]], [[hệ thống giáo dục Việt Nam|giáo dục]] quan trọng nhất của cả nước. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh là [[Thành phố trực thuộc Trung ương (Việt Nam)|thành phố trực thuộc Trung ương]] cùng với thủ đô [[Hà Nội]] là [[Đô thị Việt Nam#Đô thị loại đặc biệt|đô thị loại đặc biệt]] của [[Việt Nam]].
 
Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá [[miền Nam (Việt Nam)|miền Nam]] của [[nhà Nguyễn]]. Năm 1698, [[Nguyễn Hữu Cảnh]] cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người [[Pháp]] vào [[Bán đảo Đông Dương|Đông Dương]], để phục vụ công cuộc [[Pháp thuộc|khai thác thuộc địa]], thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam. Cùng với [[Phnom Penh]] của [[Campuchia]], Sài Gòn được người Pháp mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" trong số những [[thuộc địa]] của họ. Sài Gòn cũng là thủ đô của [[Liên bang Đông Dương]] giai đoạn 1887-1901. Năm [[1949]], Sài Gòn trở thành thủ đô của [[Quốc gia Việt Nam]] - một chính thể thuộc Liên bang Đông Dương và sau này là thủ đô của [[Việt Nam Cộng hòa]]. Kể từ đó, thành phố này trở thành một trong những đô thị quan trọng của miền Nam Việt Nam. Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ trong [[sự kiện 30 tháng 4 năm 1975]], lãnh thổ Việt Nam được hoàn toàn thống nhất. Ngày [[2 tháng 7]] năm [[1976]], [[Quốc hội Việt Nam|Quốc hội nước Việt Nam thống nhất]] quyết định đổi tên Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên vị [[Chủ tịch nước Việt Nam|Chủ tịch nước]] đầu tiên của [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]].
Dòng 153:
Về dân số, tháng 4/2014, toàn thành phố Hồ Chí Minh có 7,95 triệu dân<ref name=the />, trong đó khoảng 6,7 triệu dân sống ở khu đô thi, tăng 3,3 lần so với mức 2 triệu dân của đô thị Sài Gòn ở thời điểm tháng 5/1975.
 
Với tổng diện tích 2.095096 [[kilômét vuông|km²]] và hơn 8 triệu dân (số liệu 2014<ref name=the />), Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn thứ 2 Việt Nam về diện tích (sau [[Hà Nội]]) và lớn nhất về dân số. 11 quận nội thành của Sài Gòn trước đây được chia lại thành 8 quận. Bốn quận [[Gò Vấp]], [[Phú Nhuận]], [[Bình Thạnh]], [[Tân Bình]] được thành lập. Khu vực ngoại thành gồm 5 huyện: [[Thủ Đức]], [[Hóc Môn]], [[Củ Chi]], [[Bình Chánh]], [[Nhà Bè]]. Năm [[1978]], thành phố nhận thêm [[Cần Giờ|huyện Duyên Hải]] của tỉnh [[Đồng Nai]]. Năm [[1979]], các đơn vị hành chính cơ sở được phân chia lại, toàn thành phố có 261 phường, 86 xã. Sau đợt điều chỉnh tiếp theo vào năm [[1989]], thành phố còn 182 phường và 100 xã, thị trấn. Đến năm [[1997]], phân chia hành chính của thành phố lại thay đổi, gồm 17 quận, 5 huyện với 303 phường xã, thị trấn. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với 322 phường, xã và thị trấn.<ref>{{chú thích web|title=Sài Gòn xưa - Lịch sử vùng đất|url=http://www.lienminhhtxhcm.com.vn/VietNam/SaiGon/oldSaiGon/intro1.asp|publisher=Liên minh Hợp tác xã Tp.HCM|accessdate=ngày 22 tháng 5 năm 2014|archiveurl=http://web.archive.org/web/20081228051434/http://www.lienminhhtxhcm.com.vn/VietNam/SaiGon/oldSaiGon/intro1.asp|archivedate=ngày 2 tháng 12 năm 20088}}</ref>
 
== Địa lý ==
Dòng 334:
{{chính|Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh}}
[[Tập tin:Khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, nhìn từ phía quận 2.JPG|nhỏ|250px|Khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, nhìn từ phía quận 2 ban đêm.]]
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu [[kinh tế]] của cả [[Kinh tế Việt Nam|Việt Nam]]. [[Thành phố]] chiếm 0,6% [[diện tích]] và 8,34% dân số của [[Việt Nam]] nhưng chiếm tới 20,25% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị [[sản xuất]] [[công nghiệp]] và 3437,9% dự án nước ngoài.<ref>{{chú thích web|title=Số liệu 2005|url=http://www.hochiminhcity.gov.vn/left/gioi_thieu/thong_ke/so_ca_nuoc/vi_tri?left_menu=1|publisher=Website Thành phố Hồ Chí Minh|accessdate=ngày 22 tháng 5 năm 2014|archiveurl=http://web.archive.org/web/20090616162828/http://www.hochiminhcity.gov.vn/left/gioi_thieu/thong_ke/so_ca_nuoc/vi_tri?left_menu=1|archivedate = ngày 16 tháng 6 năm 2009}}</ref> Vào năm [[2005]], Thành phố Hồ Chí Minh có 2.966.400 lao động có độ tuổi từ 15 trở lên, trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc<ref>[http://www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=683&cap=3&id=767 Nguồn lao động] trên trang Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.</ref>. Năm 2008, lực tượng [[lao động]] có độ tuổi từ 15 trở lên trên địa bàn [[thành phố]] gồm có 3.856.500 người, năm 2009 là 3.868.500 người, năm 2010 đạt 3.909.100 người, nhưng đến 2011 còn số này đạt 4.000.900 người.<ref name="danovalaodong211">[http://www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?DocID=15346 Dân số và Lao động Việt Nam Niên giám thống kê 2011], Tổng cụ thống kê.</ref> Tính chung trong 9 tháng đầu năm [[2012]], [[Tổng sản phẩm nội địa|GDP]] đạt 404.720 tỷ đồng, tăng khoảng 8,7%. Năm 2012, [[Tổng sản phẩm nội địa|GDP]] đạt khoảng 9,2%, trong đó khu vực [[dịch vụ]] đạt khoảng 10,8%, [[công nghiệp]] và [[xây dựng]] đạt khoảng 9,2%, [[nông lâm]] và [[thủy sản]] đạt 5%. [[Thu nhập bình quân đầu người|GDP bình quân đầu người]] đạt 3.700 [[Đô la Mỹ|USD]]. Thu ngân sách năm [[2012]] ước đạt 215.975 tỷ đồng, nếu không tính ghi thu chi là 207.000 tỷ đồng, đạt 92,42% dự toán, bằng 105,40% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa đạt 109.500 tỷ đồng, bằng 88,81% dự toán, thu từ hoạt động [[Nhập khẩu|xuất nhập khẩu]] đạt 70.000 tỷ đồng, bằng 88,72% dự toán<ref name="kt9thangdaunam">[http://baodientu.chinhphu.vn/Home/TPHCM-Thoi-diem-nuoc-rut-hoan-thanh-ke-hoach-2012/20129/149518.vgp Thành phố Hồ Chí Minh: Thời điểm "nước rút" hoàn thành kế hoạch 2012], Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.</ref>…
 
Bên cạnh đó [[Ủy ban nhân dân]] Thành phố [[Hồ Chí Minh]] cũng đã trình [[Hội đồng nhân dân]] Thành phố 29 chỉ tiêu về [[kinh tế]] và xã hội trong năm 2013, đặt mục tiêu [[thu nhập bình quân đầu người]] năm 2013. Trong đó có một số chỉ tiêu [[kinh tế]] gồm có [[Thu nhập bình quân đầu người|GDP bình quân đầu người]] đạt khoảng 4.000 USD/người, tổng sản phẩm trong nước (GDP) dự kiến tăng 9,5-10%, tốc độ kim ngạch [[xuất khẩu]] là 13%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn [[xã hội]] dự kiến khoảng 248.500-255.000 tỷ đồng, bằng 36-37% GDP, chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng của [[Việt Nam|cả nước]]<ref name="muctieukt2013">[http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/12/tp-hcm-dat-muc-tieu-thu-nhap-binh-quan-4-000-usd-moi-nguoi/ TP HCM đặt mục tiêu thu nhập bình quân 4.000 USD mỗi người], Theo báo VnExpress.</ref>...
Dòng 395:
[[Tập tin:Bệnh viện Tâm Đức.JPG|nhỏ|250px|Bệnh viện tim Tâm Đức tại [[Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh|Quận 7]]]]
 
Thành phố Hồ Chí Minh, với dân số đông, mật độ cao trong nội thành, cộng thêm một lượng lớn dân vãng lai, đã phát sinh nhu cầu lớn về y tế và chăm sóc sức khỏe. Các tệ nạn xã hội, như [[mại dâm]], [[ma túy]], tình trạng [[ô nhiễm môi trường]]... gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe dân cư thành phố. Những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở các nước đang phát triển như [[sốt rét]], [[sốt xuất huyết]], [[Bệnh tả|tả]], [[thương hàn]]... hay các bệnh của những quốc gia công nghiệp phát triển, như [[Bệnh tim mạch|tim mạch]], [[tăng huyết áp]], [[ung thư]], [[tâm thần]], [[bệnh nghề nghiệp]]... đều xuất hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh<ref name="suckhoe">[http://www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=699&cap=3&id=999 Y tế và chăm sóc sức khỏe] trên trang Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.</ref>. Tuổi thọ trung bình của nam giới ở thành phố là 7173,19, con số ở nữ giới là 7577,00<ref>[http://www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=699&cap=3&id=1003 Các chỉ tiêu về thể lực] trên trang Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.</ref>.
 
Vào năm [[2005]], Thành phố Hồ Chí Minh có 21.780 nhân viên y tế, trong đó có 3.399 bác sĩ. Tỷ lệ bác sĩ đạt 5.45 trên 10 nghìn dân, giảm so với con số 7.31 của năm [[2002]]<ref>[http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/data/news/2006/12/4255/canboyte1996_2005.htm Số liệu nhân lực y tế năm 1996 - 2005] trên trang của Sở Y tế thành phố.</ref>. Toàn thành phố có 19.442 giường bệnh, 56 bệnh viện, 317 trạm y tế và 5 nhà hộ sinh<ref>[http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/so_lieu_ktxh/2005/Van_hoa_giao_duc_y_te/0920.htm Thống kê về y tế năm 2005] trên trang của Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh.</ref>. Thế nhưng mạng lưới bệnh viện chưa được phân bổ hợp lý, tập trung chủ yếu trong nội ô. Theo con số năm [[1994]], chỉ riêng [[Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh|Quận 5]] có tới 13 bệnh viện với 5.290 giường, chiếm 37% số giường bệnh toàn thành phố<ref name="yte">[http://www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=699&cap=3&id=1002 Mạng lưới y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh] trên trang Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.</ref>. Bù lại, hệ thống y tế cộng đồng tương đối hoàn chỉnh, tất cả các xã, phường đều có trạm y tế. Bên cạnh hệ thống nhà nước, thành phố cũng có 2.303 cơ sở y tế tư nhân và 1.472 cơ sở dược tư nhân, góp phần giảm áp lực cho các bệnh viện lớn. Cũng tương tự hệ thống y tế nhà nước, các cơ sở này tập trung chủ yếu trong nội ô và việc đảm bảo các nguyên tắc chuyên môn chưa được chặt chẽ<ref name="suckhoe"/>.
Dòng 407:
Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp thành phố. Trong khi đó, những cơ sở xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tập trung chủ yếu vào bốn huyện ngoại thành [[Củ Chi]], [[Bình Chánh]], [[Nhà Bè]], [[Cần Giờ]]. Các trường ngoại ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ giảng dạy những ngôn ngữ phổ biến mà còn một trường dạy [[esperanto|quốc tế ngữ]], một trường dạy [[Tiếng Trung Quốc|Hán]] [[Chữ Nôm|Nôm]], bốn trường dạy [[tiếng Việt]] cho người nước ngoài. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cũng có 40 trường quốc tế do các lãnh sự quán, công ty giáo dục đầu tư.<ref>[http://www.hcm.edu.vn/quocte/DSdonvi.aspx Danh sách các trường quốc tế] trên trang Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh.</ref>
 
Giáo dục bậc đại học, trên địa bàn thành phố có trên 80 trường, đa số do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, trong đó chỉ có 2 trường đại học công lập ([[Trường Đại học Sài Gòn]] và [[Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch]]) do thành phố quản lý. Là thành phố lớn nhất Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm giáo dục bậc đại học lớn bậc nhất, cùng với [[Hà Nội]]. [[Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh]] với 6 trường đại học thành viên thuộc Chính phủ.<ref>[http://vnuhcm.edu.vn/Default.aspx?ArticleId=1dd0874d-e943-4304-a5d0-c56f185d325f Đại học Quốc gia TPHCM - Lời giới thiệu]</ref> Nhiều đại học lớn khác của thành phố như [[Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh|Đại học Kiến trúc]], [[Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh|Đại học Y Dược]], [[Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh|Đại học Ngân hàng]], [[Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh|Đại học Luật]], [[Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh|Đại học Kinh tế]], [[Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh|Đại học Sư phạm]], [[Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh|Đại học Mở]], [[Trường Đại học Tài chính - Marketing|Đại học Tài chính - Marketing]] đều là các đại học quan trọng của Việt Nam. Trong số học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng của thành phố, 40% đến từ các tỉnh khác của quốc gia.<ref name="giaoduc">[http://www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=698&cap=3&id=990 Giáo dục và đào tạo I] trên trang Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.</ref>
 
Mặc dù đạt được những bước tiến quan trọng trong thời gian gần đây nhưng giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Trình độ dân trí chưa cao và chênh lệch giữa các thành phần dân cư, đặc biệt là ngoại ô so với nội ô. Tỷ lệ trẻ em [[người Hoa]] không biết chữ vẫn còn nhiều, gấp 13 lần trẻ em [[người Việt|người Kinh]]. Giáo dục đào tạo vẫn chưa tương xứng với nhu cầu của xã hội. Hệ thống cơ sở vật chất ngành giáo dục thành phố còn kém. Nhiều trường học sinh phải học ba ca. Thu nhập của giáo viên chưa cao, đặc biệt ở các huyện ngoại thành.<ref name="giaoduc"/>