Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cộng đồng Than Thép châu Âu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 92:
Sau [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Đệ nhị Thế chiến]] dưới [[Kế hoạch Monnet]], nước Pháp - có ý muốn chắc rằng Đức sẽ không bao giờ có sức mạnh để đe dọa họ - đã mưu toan giành kiểm soát kinh tế các khu vực công nghệ còn lại của Đức mà có nhiều trữ lượng khoáng sản và than lớn; [[Rhineland]], [[ruhr|vùng Ruhr]] và [[vùng Saar]] (Trung tâm khai khoáng và công nghệ lớn thứ hai của Đức là Thượng [[Silesia]] đã bị [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|Đồng Minh]] giao cho [[Ba Lan]] chiếm giữ trong [[Hội nghị Potsdam]] và dân số Đức bị cưỡng bách ra đi)<ref>[http://www.ena.lu?lang=2&doc=6584 Lời đề nghị của Pháp liên quan đến sự tháo vỡ các vùng công nghiệp của Đức] ngày 8 tháng 9 năm 1945</ref>. Mưu tính của Pháp giành quyền kiểm soát chính trị hoặc quốc tế hóa vĩnh viễn vùng Ruhr bị bãi bỏ vào năm 1951 với việc Tây Đức đồng ý gọp chung nguồn tài nguyên than và thép để đổi lấy việc kiểm soát chính trị hoàn toàn vùng Ruhr. Pháp hài lòng với việc an ninh kinh tế của mình được bảo đảm qua việc tiếp cận với nguồn than ở vùng Ruhr. Mưu toan của Pháp giành quyền kiểm soát kinh tế trên vùng Saar tạm thời càng thành công hơn.
 
Trong một bài diễn văn có tựa đề [[Trình bàibày lại Chính sách đối với nước Đức]], được tổ chức tại Stuttgart vào ngày 6 tháng 9 năm 1946, Ngoại trưởng [[Hoa Kỳ]] [[James F. Byrnes]] nói về động thái của Hoa Kỳ trong việc tách lìa vùng Saar khỏi Đức khi "Hoa Kỳ không cảm nhận rằng có thể từ chối với Pháp, nước đã từng bị Đức xâm lược 3 lần trong 70 năm, quyền tuyên bố chủ quyền đối với lãnh thổ Saar." Vùng Saar bị đặt dưới quyền quản trị của Pháp vào năm 1947 như là vùng đất bảo hộ, nhưng sau đó theo một cuộc trưng cầu dân ý đã được trở về với Đức vào tháng 1 năm 1957 và hội nhập với kinh tế Đức xảy ra ít năm sau đó.
 
Từ năm 1945 đến 1951 một chính sách giải giới trong công nghệ đã được ấn định tại [[Hội nghị Potsdam]], được Đồng Minh theo đuổi tại Tây Đức. Như một phần của chính sách này, hạn chế được áp đặt trên mức sản xuất cho phép, và công nghệ nặng. Chủ yếu là các nhà máy thép và nhà máy sản xuất máy móc có thể góp phần vào tiềm năng kinh tế và chiến tranh bị tháo dở. Mặt dù không phải là một tham dự viên tại Hội nghị Potsdam nhưng với tư cách là thành viên của [[Hội đồng Kiểm soát của Đồng minh]], Pháp trở thành tiên phong trong chính sách này vì họ muốn chắc chắn một nước Đức suy yếu. (xem thêm [http://www.ena.lu/?lang=2&doc=16822 lá thư năm 1954] của Ngoại trưởng [[Vương quốc Anh]] [[Ernest Bevin]] gởi Ngoại trưởng Pháp [[Robert Schuman]], thúc đẩy một cứu xét lại về chính sách tháo dở).