Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo dục khoa cử Đại Việt thời Lý”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 13:
Nhà Lý là triều đại phong kiến đầu tiên ở [[Việt Nam]] xác lập hệ thống giáo dục khoa cử có hệ thống<ref>Kỷ yếu hội thảo khoa học về 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 592</ref>. Từ đầu công nguyên thời [[Bắc thuộc]], các triều đại [[Trung Quốc]] đã truyền bá chữ Nho, mở trường học tại [[Việt Nam]], với quan niệm là công cụ đồng hóa<ref name="ReferenceA">Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 261</ref>. Đến thế kỷ 10, chữ Hán đã trở thành chữ viết chính thức, nhưng số người biết chữ Nho rất ít ỏi. Các nhà sư thường là lớp trí thức quan trọng bên cạnh các viên chi hậu, viên ngoại lang.
 
Sang thời Lý, năm 1070, [[Lý Thánh Tông]] cho xây dựng nhà [[Văn miếu|Văn Miếu]] ở kinh thành [[Thăng Long]], đắp tượng [[Khổng Tử]], [[Chu Công Đán|Chu Công]], tứ phối 72 người hiền của đạo Nho. Năm [[1076]] vua [[Lý Nhân Tông]] lập ra [[Văn Miếu - Quốc Tử Giám|Quốc Tử Giám]]. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng Quốc Tử Giám chỉ là trường học công đầu tiên do triều đình chính thức đứng ra tổ chức, thể hiện sự quan tâm đối với việc học hành của hoàng tộc, còn trường học tư được hình thành trước đó<ref name="ky594">Kỷ yếu hội thảo khoa học về 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 594</ref>. Theo Việt Nam sử lược, nền Nho học nước Việt thịnh lên từ đây.
 
Các bộ quốc sử như [[Đại Việt sử ký toàn thư]], [[Khâm định Việt sử Thông giám cương mục|Khâm định Việt sử thông giám cương mục]] không đề cập cụ thể về hệ thống trường học tại các địa phương thời Lý. Các nhà nghiên cứu căn cứ vào ghi chép của sách ''Tây Hồ chí'' khẳng định rằng trường học tư đã được mở tại kinh thành Thăng Long trước khi Quốc Tử Giám hình thành<ref name="ky594"/>.