Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Thế chiến II: sửa chính tả 3, replaced: Quốc Xã → Quốc xã using AWB
Gangxanh (thảo luận | đóng góp)
Dòng 151:
 
===Thời kỳ hậu Tito===
Ngày 4 tháng 5 năm 1980, Tito qua đời và cái chết của ông được công bố trên hệ thống truyền thông nhà nước khắp Nam Tư. Mặc dù biết rằng trong một thời gian bệnh tình của Tito ngày càng nặng, song cái chết của ông vẫn khiến đất nước sửng sốt. Điều này là bởi Tito được nhìn nhận là một [[anh hùng củadân quốc giatộc]] trong Chiến tranh thế giới thứ hai và đã là nhân vật nổi bật cũng như là bản sắc của đất nước trong nhiều năm. Sự ra di của ông đánh dấu một thay đổi đáng kể, và người ta tường thuật rằng đã có nhiều người Nam Tư công khai than khóc việc ông qua đời. Tại sân vận động bóng đá Split, nơi hai đội Serbia và Croatia đang thi đấu với nhau trong một trận đấu, cả hai đã dừng lại để nghe tin về cái chết của Tito và đẫm lệ hát bài hát ca tụng "Đồng chí Tito Chúng tôi thề với Người, từ đường đi của Người chúng tôi sẽ không trệch hướng"<ref>Borneman, John. 2004. ''Death of the Father: An Anthropology of the End in Political Authority''. Berghahn Books. pp.165–167</ref>
 
[[Tập tin:Tito tomb.JPG|nhỏ|phải|200px|Phần mộ của Chủ tịch [[Josip Broz Tito]].]]
Dòng 159:
Nam Tư hậu Tito phải đối mặt với khoản nợ tài chính đáng kể trong những năm 1980, song nhờ những mối quan hệ tốt đẹp giữa nước này với Hoa Kỳ nên đã dẫn đến việc thành lập một nhóm các tổ chức do Hoa Kỳ lãnh đạo được gọi là "những người bạn của Nam Tư" giải quyết các khoản nợ lớn cho Nam Tư vào năm 1983 và 1984, song các bài toán kinh tế vẫn sẽ tiếp tục tồn tại cho đến khi giải thể đất nước trong thập niên 1990.<ref>Lampe, John R. 2000. ''Yugoslavia as History: Twice There Was a Country''. Cambridge: Cambridge University Press, p.321</ref>
 
Nam Tư là nước chủ nhà của [[Thế vận hội Mùa đông 1984]] tại [[Sarajevo]]. Đối với Nam Tư, thế vận hội đã tiếp tục chứng minh tầm nhìn [[Tình huynh đệ và thống nhất]] của Tito khi các dân tộc Nam Tục vẫn tiếp tục thi đấu thống nhất trong một đội tuyển, và Nam Tư trở thành quốc gia cộng sản thứ hai tổ chức thế vận hội (sau [[Thế vận hội Mùa hè 1980]]). Tuy nhiên, thế vận hội tổ chức tại Nam Tư đã không bị một số nước phương Tây tẩy chay như Thế vận hội tại Moskva.
 
Vào cuối thập niên 1980, chính phủ Nam Tư bắt đầu tiến hành một quá trình rời xa chủ nghĩa cộng sản khi cố gắng chuyển đổi thành một nền [[kinh tế thị trường]] dưới quyền lãnh đạo của Thủ tướng [[Ante Marković]], người chủ trương áp dụng "liệu pháp sốc" để tư hữu hóa các khu vực của kinh tế Nam Tư. Marković được nhìn nhận là một chính trị gia có khả năng nhất để chuyển đổi đất nước thành một liên bang dân chủ tự do hóa, song sau đó ông đã mất đi tín nhiệm mà chủ yếu là do thất nghiệp gia tăng.