Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, 2016”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 168:
 
JPMorgan cho biết có thể cắt giảm 4.000 vị trí tại Anh, trong khi HSBC, một trong các ngân hàng lớn tại trung tâm tài chính của nước Anh ở London, có ý định chuyển 1.000 người sang Paris. Việc nhiều tập đoàn, công ty dự định dời sang các trung tâm tài chính khác sẽ làm London chảy máu chất xám, mất đi nhiều nhân viên tài năng. <ref>[http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/tuong-lai-bat-dinh-cua-trung-tam-tai-chinh-london-3425841.html Tương lai bất định của trung tâm tài chính London], kinhdoanh.vnexpress, 25.6.2016</ref> <ref>[http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/06/160626_brexit_result_hardly_be_reversed Kết quả Brexit là 'khó đảo ngược'], bbc, 25.6.2016</ref>
 
==Exit từ Brexit==
Không chỉ ở Vương quốc Anh, mà nhiều người ở lục địa châu Âu vẫn hy vọng là Brexit sẽ không được thực hiện. Điều này có thể xảy ra khi:
* Chính phủ Anh lờ cuộc trưng cầu không làm đơn theo điều 50 của hiệp định Lissabon. Hiện tại thủ tướng Cameron đang câu giờ, giao nhiệm vụ lại cho thủ tướng kế nhiệm. Tuy nhiên tiếng nói chung hiện tại của các thành viên nội các là phải tôn trọng quyết định của người dân, không thôi chính quyền không còn được tin tưởng nữa.
* Quốc hội phỏ phiếu chống lại Brexit. Theo đài BBC, trước cuộc trưng cầu chỉ có 158 trong số 650 đại biểu đồng ý Brexit, 479 chống lại. Hiện chỉ có một số đại biểu Scotland tuyên bố sẽ bỏ phiếu chống lại Brexit. Việc các đại biểu có theo lương tâm của mình thay vì quyết định của dân chúng là một câu hỏi lớn. Đa số các đại biểu là từ những khu vực ủng hộ Brexit.
* Scotland ngăn cản Brexit. 63% những người bỏ phiếu ở đó muốn ở lại EU. Thủ tướng Scotland Nicola Sturgeon nói là sẽ cho trưng cầu dân ý lần nữa để Scotland ra khỏi Vương quốc Anh, rồi ở lại EU. Ngoài ra, bà còn nói là có thể cho quốc hội Scotland biểu quyết ở lại EU. Điều này có ảnh hưởng gì, chưa rõ lắm. Có thể là các thẩm phán hiến pháp phải quyết định.
* Người dân Anh đổi ý và bầu lại. Thủ tướng mới có thể cho trưng cầu dân ý lại. Hiện tại có 4 triệu người đòi một cuộc trưng cầu thứ 2. Hoặc thủ tướng mới cho bầu quốc hội lại. Các đảng sẽ lấy đề tài Brexit để tranh cử. Nếu được bầu, coi như là các đại biểu được dân chúnng ủng hộ để bỏ phiếu chống hay theo Brexit.
* Câu giờ. Chính phủ Anh làm đơn ra nhưng sau 2 năm không đồng ý với các điều kiện đàm phán và xin hoãn 2 năm nữa. Điều này chắc không xảy ra, vì chỉ cần 1 nước thành viên không đồng ý, là Anh Quốc sẽ bị cho ra rìa, mà không có thỏa thuận nào cả. <ref>[http://www.zeit.de/politik/ausland/2016-06/grossbritannien-brexit-verhindern Gibt es einen Exit vom Brexit?], zeit, 30.6.2016</ref>
 
== Tham khảo ==