Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, 2016”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
sửa trình bày; dấu câu đi sát chữ liền trước
Dòng 22:
Trong vòng vài tháng trước cuộc trưng cầu dân ý rất nhiều tổ chức vận động chính trị, [[Công đoàn|nghiệp đoàn]] và công đoàn, [[Đảng phái chính trị|chính đảng]], [[doanh nghiệp]], [[Báo chí|cơ quan truyền thông]] và người nổi tiếng đã tham gia và phát động các chiến dịch truyềnn thông trong công luận. Trong đó, nhóm vận động chính cho chiến dịch rời khỏi EU là Vote Leave ([[tiếng Anh]]: ''hãy bầu ra khỏi [Châu Âu]''), còn những người chủ trương kêu gọi ở lại Liên minh Châu Âu tập trung vào nhóm [[Britain Stronger in Europe]] ([[tiếng Anh]]: ''nước Anh mạnh hơn trong lòng Châu Âu'').
 
Những người vận động cho [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland rời khỏi Liên minh châu Âu|nước Anh rút khỏi EU]] (gọi tắt là '''Brexit''') cho rằng là thành viên, Anh đã phải nhượng bộ [[chủ quyền]] của mình với Liên minh châu Âu quá nhiều, mất quyền định đoạn rất nhiều vấn đề của riêng mình ; do đó, chỉ khi rời khỏi cơ chế liên minh này, nước Anh sẽ dễ dàng kiểm soát các vấn đề nóng bỏng như [[nhập cư]] và người lao động, từ đó giảm gánh nặng lên hệ thống dịch vụ công, nhà ở và việc làm. Đồng thời, khi không còn là thành viên EU nữa, Anh sẽ tiết kiệm hàng tỷ [[Bảng Anh|bảng]] mỗi năm do không phải đóng góp vào ngân sách của lên minh ; có thể tự do định đoạt các hợp đồng thương mại tránh sự phiền hà các thiết chế thủ tục quan liêu, tốn kém và đầy nguyên tắc của guồng máy siêu quốc gia hiện tại. Ngược lại những nhà vận động bỏ phiếu ở lại châu Âu bảo lưu quan điểm rằng việc rời EU sẽ làm cho nền kinh tế nước này trở nên bấp bênh hơn và làm suy giảm tiếng nói của London trên trường quốc tế; bên cạnh đó, việc rời EU cũng sẽ phá vỡ các thể chế hợp tác an ninh, thương mại với khu vực nên về lâu dài, Anh sẽ chịu thiệt hại không nhỏ như: gián đoạn đầu tư nước ngoài vào Anh, đồng bảng Anh có nguy cơ rớt giá, giảm nguồn cung việc làm và rủi ro kinh doanh ngày càng lớn.<ref>{{Chú thích web|url=http://www.newarkadvertiser.co.uk/articles/news/YALMKQyqy9onGKOE8qhYCF4CHXbzPAkQhgNrLvA5ANG2Y|title=MPs will vote for UK to remain in the EU|date=2016-6-23|accessdate=2016-6-26|website=Newark Advertiser|trans_title=Các dân biểu sẽ bầu cho Anh ở lại}}</ref>
 
Chỉ vài giờ sau khi kết quả được công bố, thị trường tài chính ghi nhận sự hỗn loạn: thị trường chứng khoán toàn cầu giảm mạnh, giá dầu sụt, các cổ phiếu đều leo dốc thảm hại với khối lượng hơn 2000 tỷ đô la Mỹ bốc hơi chỉ trong ngày 24 tháng 6.<ref name=":0">{{Chú thích web|url=http://www.voatiengviet.com/a/thi-truong-chung-khoan-the-gioi-chao-dao-sau-khi-anh-ra-khoi-eu/3391393.html|title=Thị trường chứng khoán thế giới chao đảo sau khi Anh ra khỏi EU|date=2016-6-24|accessdate=2016-6-27|website=VOA tiếng Việt}}</ref><ref>{{Chú thích web|url=http://www.cnbc.com/2016/06/26/brexit-cost-investors-2-trillion-the-worst-one-day-drop-ever.html|title=Brexit cost investors $2 trillion, the worst one day drop ever|date=2016-06-26|accessdate=2016-6-27|website=CNBC}}</ref> Đồng [[euro]] và đồng [[bảng Anh]] leo dốc, trong đó trị giá đồng bảng Anh tụt xuống mức thấp nhất trong vòng 31 năm qua.<ref>{{Chú thích web|url=http://uk.reuters.com/article/uk-britain-eu-sterling-idUKKCN0Z92PQ|title=UK markets shudder after Brexit vote, sterling hits 31-year low|date=2016-6-24|accessdate=2016-6-27|website=Reuters|trans_title=Các thị trường Anh chao đảo sau Brexit; đồng Bảng tụt mức thấp nhất trong vòng 31 năm}}</ref> S&P cho biết sự kiện này gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế Anh, khiến đánh giá tín dụng của Anh có thể tụt hạng.<ref name=":0" /> Thủ tướng [[David Cameron]], người được cho đã đặt cược sinh mệnh chính trị vào cuộc bỏ phiếu, tỏ ra lấy làm tiếc về kết quả không như mong đợi và ngay lập tức tuyên bố từ chức.<ref>{{Chú thích web|url=http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/noi-hoi-han-cua-nhung-nguoi-anh-chon-chia-tay-eu-3425814.html?utm_source=detail&utm_medium=box_mostview&utm_campaign=boxtracking|title=Nỗi hối hận của những người Anh chọn chia tay EU|date=2015-6-23|accessdate=2015-6-26|website=Tuổi Trẻ|author=Trí Dũng}}</ref> Một ngày sau đó, chính phủ tự trị Scotland tổ chức cuộc họp nội các khẩn về kết quả cuộc trưng cầu dân ý. Phát biểu trước báo giới, thủ hiến [[Nicola Sturgeon]] đề cập khả năng tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc ly khai khỏi Liên hiệp Anh và tách thành một nước độc lập.<ref>{{Chú thích web|url=http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/nhieu-nguoi-scotland-muon-doc-lap-sau-khi-anh-chon-roi-eu-3426111.html|title=Nhiều người Scotland muốn độc lập sau khi Anh chọn rời EU|date=2016-6-25|accessdate=2016-6-26|website=VnExpress|author=Phương Vũ}}</ref>
Dòng 31:
Các chính phủ kế nhiệm ở Anh luôn tìm cách đối mặt với sức ép của chủ nghĩa hoài nghi châu Âu trong chính trường và cử tri. Chính phủ của [[Margaret Thatcher]] thường xuyên phản đối kịch liệt tiến trình hội nhập chính trị ngày càng tăng của khối, điều đình với Brussels nhằm giảm bớt nhượng bộ của Anh với tổ chức liên minh. Các chính phủ về sau cũng gặp nhiều cản trở mạnh mẽ khiến cho nước Anh rút đồng bảng ra khỏi cơ chế tỷ giả hối đoái châu Âu (ERM), từ chối tham gia [[hiệp ước Schengen]] và sử dụng đồng tiền chung [[Euro]].<ref name=":1" />
 
Trong bối cảnh mâu thuẫn gia tăng về mặt chính sách giữa London và Brussels, nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế, an ninh, và nhân đạo diễn ra trong nhiều năm trở lại đến khiến chủ nghĩa hoài nghi bùng nổ trở lại. Xu hướng kêu gọi [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland rời khỏi Liên minh châu Âu|rút khỏi Liên minh Châu Âu]] (Brexit) ngày càng phát triển và nổi lên như một phong trào chính trị chính thống, gia tăng sức ép lên các chính phủ kế lên nắm quyền tại London. Từ khoảng năm 2012 đến nay, phong trào Brexit lan đến nội bộ đảng Bảo thủ và trở thành chính sách chung của nhiều nghị sĩ trong quốc hội, kể cả các nhóm đối lập ; như vậy, cả trong và ngoài đảng cầm quyền đều gây sức ép khiến thủ tướng David Cameron phải tổ chức trưng cầu dân ý.<ref>{{Chú thích web|url=http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/vi-sao-nguoi-anh-nang-nac-chia-tay-eu-3425410.html?utm_source=detail&utm_medium=box_mostview&utm_campaign=boxtracking|title=Vì sao người Anh nằng nặc chia tay EU|date=2016-6-24|accessdate=2016-6-27|website=VnExpress}}</ref>
[[Tập tin:David Cameron portrait 2013.jpg|thế=hình ảnh David Cameron|nhỏ|265x265px|Trong chiến dịch tranh cử Hạ viện năm 2015, thủ tướng David Cameron hứa hẹn sẽ điều đình với EU về quy chế riêng cho Anh và tiến hành trưng cầu ý dân.]]
 
Dòng 48:
== Đàm phán với EU ==
Đầu năm [[2014]], Thủ tướng [[David Cameron]] công bố những yêu sách và mục tiêu đòi Liên hiệp Châu Âu cải tổ quan hệ với Liên hiệp Vương quốc Anh trong nỗ lực tái đàm phán về vai trò của Anh trong tương lai.<ref name=":2">{{Chú thích web|url=http://www.telegraph.co.uk/news/newstopics/eureferendum/10700610/David-Cameron-my-seven-targets-for-a-new-EU.html|title=David Cameron: my seven targets for a new EU|date=2014-3-15|accessdate=2016-6-27|website=The Telegraph|trans_title=David Cameron: Bảy mục tiêu của tôi về một EU mới}}</ref> Những yêu sách này bao gồm:
* tăng cường kiểm soát nhập cư vào Anh, đặc biệt với các nước thành viên EU mới ;
* áp dụng rào cản cao hơn với công dân các nước thành viên EU hiện tại ;
* tăng thêm thẩm quyền cho phép quốc hội các nước thành viên phủ quyết dự luật EU ;
* ký kết hiệp định thương mại tự do mới và tiết giảm bộ máy quan liêu cho thương mại ;
* giảm bớt ảnh hưởng của Toà án Nhân quyền châu Âu đối với toà án và cảnh sát Anh ;
* trao nhiều quyền lực cho các nước thành viên và giảm bớt quyền lực của chính quyền trung ương EU ;
* và từ bỏ mục tiêu hướng tới một 'liên minh thắt chặn' hơn nữa.<ref name=":2" />
Ngày 10 tháng 11 năm 2015, ông lại bổ sung và nói rõ hơn các mục tiêu trên trong lá thư gửi đến Chủ tịch Hội đồng Châu Âu [[Donald Tusk]]. <ref name=":3">{{Chú thích web|url=http://www.bbc.com/news/uk-politics-34779250|title=The four key points from David Cameron's EU letter|date=2015-10-11|accessdate=2016-6-29|website=BBC}}</ref> Theo đó, hai bên cần thương lượng bốn điểm chính là:
* về quản lý kinh tế, EU cần thừa nhận chính thức rằng luật của Eurozone không nhất thiết phải áp dụng trên các nước không thuộc Eurozone, và các nước đó không có nghĩa vụ phải cứu trợ các nền kinh tế thuộc Eurozone đang gặp khó khăn;
* về cạnh tranh, EU phải mở rộng thị trường chung và cắt giảm quan liêu giấy tờ trong bộ máy EU ;
* về chủ quyền, không đặt đặt Anh vào ‘liên minh thắt chặt’ dẫn tới một thực thể chính trị bao trùm EU, và tăng quyền cho các nghị viện quốc gia để phủ quyết các luật của EU;
* và về nhập cư, hạn chế không cho công dân EU mới nhập cư vào Anh nhận các khoản trợ cấp việc làm, cho đến khi họ đã làm việc ở Anh từ 4 năm trở lên.<ref name=":3" /><ref>{{Chú thích web|url=http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/11/151110_cameron_eu_four_goals|title=Thủ tướng Anh nêu bốn yêu cầu với EU|date=2014-11-10|accessdate=2016-6-29|website=BBC}}</ref>